Ajax là gì? Đây là 10 điều các chuyên gia CNTT cần biết về Ajax

Ajax không phải là một công nghệ cụ thể, nó là sự kết hợp giữa JavaScript và XML. Có rất nhiều điều cần biết về Ajax, vì vậy, hãy tìm hiểu 10 điều bạn phải biết về Ajax.

Ajax là gì?

Ajax là viết tắt của Asynchronous JavaScript and XML. Ajax tạo điều kiện cho nhà phát triển đưa ra các ứng dụng web nhanh hơn, mang tính tương tác và hiệu quả hơn với sự trợ giúp của JavaScript, HTML, CSS và XML. Ajax có thể gửi dữ liệu và tìm nạp nó từ máy chủ theo kiểu không đồng bộ, mà không can thiệp vào hành vi và việc hiển thị của trang hiện có.

Ajax không yêu cầu HTTP (nghĩa là load một trang mới), mà thay vào đó, nó cập nhật nội dung trên trang web ngay khi người dùng thực hiện một hành động. Ví dụ trong khi sử dụng bất kỳ trang web dự báo thời tiết nào, bạn sẽ chú ý thấy ngay khi nhập zip code, các điều kiện cục bộ sẽ được hiển thị trong một phần của trang.

Ajax là gì?

Ajax không yêu cầu bất kỳ plug-in nào được tải xuống. Nó được hỗ trợ trực tiếp bởi tất cả các trình duyệt web. Do sự phụ thuộc vào XML Http Request, trước đây Ajax chỉ được hỗ trợ bởi trình duyệt Internet Explorer, nhưng hiện tại, phần lớn các trình duyệt đều đã hỗ trợ Ajax.

10 điều các chuyên gia CNTT cần biết về Ajax

1. Được ủng hộ bởi các tên tuổi nổi tiếng

Ajax đã được ủng hộ bởi một số tên tuổi nổi tiếng và vài ứng dụng phức tạp được xây dựng bằng công nghệ này. Google Maps là một trong những trang web ấn tượng nhất được xây dựng bằng Ajax, Pandora một dịch vụ âm nhạc trực tuyến cũng sử dụng Ajax, phần mềm diễn đàn vBulletin cũng đã đưa Ajax vào phiên bản mới nhất của mình. Một số “gã khổng lồ” khác cũng sử dụng Ajax là Blockbuster, HollywoodVideo và Amazon.

2. JavaScript có mặt ở mọi nơi

JavaScript có mặt ở mọi nơi

Ứng dụng Ajax được viết bằng JavaScript và sử dụng đối tượng XMLHttpRequest, một yếu tố then chốt với Ajax. XMLHttpRequest là một API được sử dụng trong JavaScript để thao tác và chuyển dữ liệu XML đến và từ một máy chủ web bằng giao thức HTTP, do đó tạo ra một kênh kết nối giữa máy khách và máy chủ.

3. Ajax không được sử dụng cho nội dung

Nếu bạn đang nghĩ đến việc sử dụng Ajax trên trang web của mình, trước tiên hãy quyết định xem dữ liệu bạn đang truy cập có thay đổi hay không vì mục đích của asynchronous call (phương thức trong đó trang web gọi không bị chặn khi chờ code được gọi kết thúc) là yêu cầu máy chủ khi thông tin thay đổi thường xuyên, nhưng bạn không muốn load lại toàn bộ trang. Một số tình huống trong đó các Ajax call (một yêu cầu không đồng bộ được khởi chạy bởi trình duyệt, không trực tiếp dẫn đến việc chuyển trang) hoạt động hoàn hảo là xác thực mẫu, thêm nhận xét, lọc dữ liệu, v.v...

4. Nút refresh và back không hữu dụng

Vì các hàm trong Ajax được load động, trang không được load lại, do đó URL vẫn giữ nguyên. Sự cố xảy ra khi bạn nhấp vào nút refresh hoặc back, nó sẽ đưa bạn đến một trang web khác hoặc phần bắt đầu của trang web động được xử lý. Điều này có thể được coi là một nhược điểm lớn trong Ajax, nhưng bạn có thể giải quyết nó bằng cách sử dụng iframe và hash trong URL hoặc bằng cách thể hiện một số kỹ năng lập trình tốt.

5. Phát triển nhanh hơn

Phát triển nhanh hơn

Ajax không được kết hợp chặt chẽ với bất kỳ công nghệ web cụ thể nào. Điều này mang lại cho nó sự linh hoạt và dễ sử dụng với bất kỳ công nghệ nào như Java, PHP hoặc ASP.Net. Khi thời gian trôi qua, Ajax sẽ ngày càng trở nên mạnh mẽ hơn, nhiều tính năng nâng cao hiện có sẵn ở định dạng “Plug and play”. Điều này làm giảm đáng kể công sức trong việc phát triển.

6. Phụ thuộc vào cài đặt trình duyệt

Sẽ có sự cố xảy ra nếu trình duyệt không hỗ trợ JavaScript hoặc người dùng đã vô hiệu hóa nó trong cài đặt, vì các trang web điều khiển Ajax sẽ không được đáp ứng. Ngoài ra, khi số lượng người dùng di động tăng lên, xác suất JavaScript không được hỗ trợ nữa cũng tăng theo.

7. Tăng yêu cầu HTTP

Tăng yêu cầu HTTP

Vấn đề phổ biến nhất mà các quản trị viên mạng hỗ trợ những ứng dụng Ajax gặp phải là họ phải liên tục phải phụ trách số lượng phản hồi HTTP lớn. Điều này dẫn đến việc phải có thêm các máy chủ ứng dụng gửi phản hồi thường xuyên. Vì vậy, trước khi sử dụng Ajax trong ứng dụng, hãy đảm bảo rằng các nhà phát triển hiểu tác động mạng của các ứng dụng này và không làm máy chủ quá tải.

8. Tối ưu hóa các yêu cầu Ajax

Các ứng dụng web được xây dựng bằng Ajax sẽ gửi ít dữ liệu hơn để cải thiện tốc độ. May mắn là HTTP có thể nén các phản hồi Ajax, nhưng tốc độ không cải thiện nhiều nếu phản hồi quá nhỏ. Một điều nữa có thể được thực hiện là triển khai cache phía máy khách được viết bằng JavaScript. Các chuyên gia mạng phải giải quyết vấn đề của những nhà phát triển bằng lợi ích của cache, vì nó hiệu quả hơn so với việc nén.

9. XML không bắt buộc

XML không bắt buộc

Ajax không yêu cầu XML vì đối tượng XMLHttpRequest có thể sử dụng bất kỳ định dạng văn bản nào. Để chuyển đầu vào thành tài liệu, nhà phát triển có thể sử dụng các HTML fragment, raw text, YAML, những giá trị được phân tách bằng dấu phẩy, v.v... Mặc dù sử dụng XML là định dạng nhị phân không được đối tượng XMLHttpRequest hỗ trợ.

10. Các mối đe dọa bảo mật

Đe dọa bảo mật

Các ứng dụng dựa trên Ajax đang phải đối mặt với những mối đe dọa tương tự như nhiều ứng dụng web khác.

Code JavaScript có thể bị tin tặc truy cập và sử dụng để khai thác các lỗ hổng phía máy chủ. Các ứng dụng Ajax dễ bị tấn công bởi Cross site scripting (XSS) có thể được đảm bảo an toàn bằng cách triển khai HTTP Only Cookie và không cho phép nhập từ HTML.

Mặc dù về mặt kỹ thuật, Ajax không phải là ngôn ngữ lập trình, nó là sự kết hợp của XHTML, JavaScript và XML, được sử dụng để tạo các ứng dụng web. Ưu điểm của việc sử dụng Ajax là rất lớn vì trang web sử dụng đồ họa nặng chỉ được load một lần và tất cả các chức năng khác như giỏ hàng, đăng nhập có thể được quản lý ở chế độ nền thông qua Ajax call, mà không cần load lại trang. Nó cũng được hỗ trợ bởi hầu hết các trình duyệt như Opera, Mozilla Firefox, Internet Explorer, Sea Monkey, Apple Safari, v.v...

Bạn có quen thuộc với một số tính năng nào đó của AJAX mà bài viết đã bỏ lỡ không? Hãy để lại ý kiến nếu bạn biết một số tính năng độc đáo khác của Ajax trong phần bình luận bên dưới nhé!

Thứ Ba, 10/12/2019 08:59
52 👨 1.552
0 Bình luận
Sắp xếp theo
    ❖ Kiến thức cơ bản