5 thiếu sót lớn về ứng dụng Android

Tưởng như với các ứng dụng nhiều như nấm trên "chợ" Android Market, Google đã đáp ứng được nhu cầu của người dùng. Song có những ứng dụng rất cần thì lại hoạt động rất tệ hoặc thậm chí chưa xuất hiện.

Những “thiếu sót” này không hiểu do vô tình hay hữu ý mà lại toàn liên quan đến các "đại gia" công nghệ như Facebook hay Skype. Nền tảng Android của Google là một nền tảng được các nhà phát triển ứng dụng “ưu ái”. Theo ước tính của Google, hiện đã có khoảng 200.000 ứng dụng trên Android Market. Tuy số lượng ứng dụng nhiều như vậy, song có nhiều ứng dụng cần thiết thì người dùng có tìm đỏ mắt cũng không thấy hoặc có thì chất lượng rất tệ. Đáng chú ý nhất trong các thiếu sót đó là các ứng dụng liên quan tới Facebook, Netflix, Skype và vài ứng dụng khác.

Thiếu sót thứ nhất: Facebook

5 thiếu sót lớn về ứng dụng Android Một trong số các ứng dụng bị phàn nàn nhiều nhất trong cộng đồng người dùng thiết bị Android là Facebook. Thử ngó qua các ý kiến trên tại “chợphần mềm Android:

"Không thể nào tải được ảnh lên trừ khi phải đăng xuất rồi vào lại. Chương trình thỉnh thoảng bị văng… Trời ơi, sửa ngay đi chứ!

"Tính năng thông báo bị lỗi, các tin mới không tương tác được. Ứng dụng này làm tôi không muốn vào Facebook nữa".

"Facebook thân mến. Ứng dụng của các bạn dành cho Android quá tệ. Làm ơn sửa ngay đi”.

Hầu như không có ý kiến nào mang tính tích cực trong số các ý kiến đăng lên ở đây. Ứng dụng Facebook dành cho Android chạy không ổn định và thiếu hẳn các tính năng cần thiết của mạng xã hội này. Sau nhiều tháng, ứng dụng này cũng không được cải thiện, các tính năng liên quan tới tin nhắn, tán gẫu hay thậm chí xem ảnh quá kém.

Bên cạnh sự thiếu ổn định, người dùng hầu như không thể sửa hồ sơ của mình trên Facebook, xóa đi thông tin mình đã đăng tải hay đánh dấu (tag) ảnh. Tính năng duy nhất hoạt động ổn khi chạm vào biểu tượng là “Like”.

Khắc phục: sử dụng phiên bản Facebook dành cho trình duyệt trên điện thoại di động, nhiều người dùng cho rằng cách này tiện hơn nhiều so với dùng ứng dụng độc lập. Hoặc có thể thử dùng một ứng dụng độc lập do hãng thứ 3 phát triển như FriendCaster (giá 4,99 USD, tương đương với 100.000 VNĐ, miễn phí nếu người dùng chấp nhận quảng cáo khi sử dụng). Với máy tính bảng, người dùng có thể chọn ứng dụng Friend Me để có được trải nghiệm tốt hơn trên màn hình lớn.

Thiếu sót thứ 2: Netflix

5 thiếu sót lớn về ứng dụng Android Một trong các ứng dụng được “truy lùng” nhiều trên “chợ” Android là Netflix, song mãi đến tháng 5 vừa rồi mới thấy phần mềm cho phép xem phim trực tuyến này xuất hiện. Nhưng nó chỉ hỗ trợ có 5 thiết bị trong cả đội quân dùng Android.

Hiện giờ, số lượng thiết bị được Netflix hỗ trợ đã lên tới 9, nhưng vẫn còn là quá ít so với cộng đồng người dùng có nhu cầu. những ai sử dụng máy tính bảng Android vẫn phải dài cổ chờ đợi do Netflix chưa có phiên bản cho loại thiết bị này.

Khắc phục: Các nhà phát triển đã tạo ra một phiên bản chỉnh sửa để ứng dụng Netflix có thể chạy trên thêm một số thiết bị khác. Một lựa chọn khác cho người dùng Android “ghiền” phim là tìm nhà cung cấp dịch vụ tương tự (!) như Google Movies hoặc tiếp tục chờ đợi.

Thiếu sót thứ 3: Skype

5 thiếu sót lớn về ứng dụng Android Skype là một trong những ứng dụng được mong chờ nhất ngay từ ngày đầu Android ra mắt. Hồi ấy, Skype chỉ giới hạn hoạt động trên thiết bị của nhà mạng Verizon. Tháng 10/2010, hãng cũng tung ra phiên bản cho mọi hệ máy sử dụng hệ điều hành Android. Song chất lượng thì cực kỳ dở, nó bị giới hạn và rối tinh với các phiên bản dành cho các nhà mạng khác nhau. Mỗi nhà mạng lại có một kiểu hạn chế riêng với ứng dụng này.

Hầu hết các thiết bị Android không hỗ trợ đàm thoại hình ảnh Skype (video call). Ứng dụng này còn quá nhiều thứ cần cải thiện để đạt tới chất lượng xấp xỉ với phiên bản máy tính. Một trong các tính năng được người dùng chờ đợi nhất của Skype chính là video call. Tháng trước, công ty cũng đã bắt đầu cung cấp dịch vụ này cho người dùng Android, nhưng chỉ hỗ trợ 4 loại thiết bị.

Khắc phục: Thử dùng ứng dụng miễn phí Fring, ứng dụng này hỗ trợ video call cho hầu hết các loại máy Android. Hạn chế duy nhất của nó là bạn chỉ có thể sử dụng video call với những người cũng cài Fring trên máy của họ.

Nếu bạn đang sử dụng các phiên bản Android mới nhất (Honeycomb dành cho máy tính bảng, Android 2.3 dành cho điện thoại), bạn có thể cài ứng dụng Google Talk để sử dụng mọi hình thức tán gẫu, gọi điện giữa các thiết bị Android hay người dùng máy tính đang đăng nhập Google.

Thiếu sót thứ 4: Instapaper

5 thiếu sót lớn về ứng dụng Android Không thể tìm thấy ứng dụng này trên Android Market, song bạn có thể dùng ứng dụng tương tự InstaFetch do bên thứ 3 phát triển. Instapaper là một công cụ tuyệt vời để bạn có thể lưu các nội dung trực tuyến vào thiết bị để đọc về sau khi không có kết nối internet. Vấn đề ở đây đến từ chính nhà phát triển ứng dụng này. Họ có vẻ không muốn tung ra phiên bản Instapaper cho các thiết bị sử dụng hệ điều hành Android.

Khắc phục: Bạn vẫn có thể chọn các ứng dụng tương tự trên Android Market do các bên thứ 3 phát triển như InstaFetch, EverPaper, nếu bạn ưa thích Instapaper. Ngoài ra các ứng dụng như Read It Later, Springpad hoặc Evernote cũng có thể cung cấp một số tính năng tương đương.

Thiếu sót thứ 5: Google Calendar

5 thiếu sót lớn về ứng dụng Android Chắc chắn khi chọn dùng điện thoại Android, người dùng mong muốn có được những ứng dụng tuyệt vời từ Google. Android cung cấp được những tính năng tạm đáp ứng kỳ vọng như Gmail, Google Voice Actions. Nhưng hãng chưa làm được điều tương tự với một ứng dụng quan trọng của mình. Trong ứng dụng Calendar (lịch biểu) mặc định của thiết bị Android, không thấy có các tính năng dành cho công việc. Bản thân ứng dụng Google Calendar cũng chỉ thuộc loại tầm tầm, không quá tốt mà cũng không quá dở. Song trên Android người dùng còn thấy thất vọng hơn khi không thể thiết lập các cuộc hẹn trong giao diện hiển thị theo tháng, nói chung là nhìn rất vụn vặt và rối rắm.

Khắc phục: Tải về ứng dụng Business Calendar. Ứng dụng này đáp ứng mọi nhu cầu về lịch làm việc của người dùng một cách chuyên nghiệp, hiển thị đầy đủ các cuộc hẹn trong giao diện thoáng đãng, các cửa sổ thông tin chi tiết bật ra khi chạm vào, sử dụng thao tác quét nhẹ nhàng để duyệt qua lịch tuần và phóng to sự kiện cụ thể. Ứng dụng này hiện miễn phí cho người dùng nếu kèm quảng cáo. Phiên bản có phí giá 5USD (~ 100.000VNĐ), loại bỏ quảng cáo và cung cấp thêm một số hiệu ứng âm thanh thú vị khác. Nếu vẫn chưa hài lòng với Business Calendar, người dùng có thể chọn một ứng dụng khác có tính năng mạnh hơn là Pure Calendar Widget với giá 2 USD (~40.000VNĐ). Ứng dụng này cho phép người dùng tùy biến giao diện và tính năng theo cách hiệu quả nhất.

Thứ Năm, 21/07/2011 14:29
31 👨 237
0 Bình luận
Sắp xếp theo
    ❖ Tổng hợp