Tại sao gỗ có thể xây nhà chọc trời cao gần trăm mét?
Tại thị trấn nhỏ xinh đẹp Brumunddal của Na Uy, có một tòa nhà lập kỷ lục. Tháp Mjostarnet cao 85m, gồm tổng cộng 18 tầng trở thành tòa nhà gỗ cao nhất thế giới khi hoàn thành vào năm 2019.
Không chỉ phá kỷ lục, nó còn chứng minh được rằng gỗ có thể là giải pháp thay thế xanh và bền vững hơn cho thép và bê tông gây ô nhiễm. Nhưng tòa nhà không sử dụng loại gỗ cũ bất kỳ mà sử dụng loại gỗ kỹ thuật có tên gỗ ép tấm lớn hay CLT. Sản phẩm đặc biệt và cứng cáp này được sản xuất bằng cách dán các tấm ván gỗ laminate theo các lớp đặt vuông góc với nhau. Những lớp sau đó được ép lại thành những tấm lớn bằng áp lực. Kết quả cuối cùng là những tòa tháp gỗ cao cực kỳ ấn tượng gọi là plyscraper (nhà chọc trời gỗ).
Tại Vancouver, Canada, có một tòa ký túc xá cao 53m bằng gỗ và một chung cư lai có khung gỗ. Tại Milwaukee, wisconsin, tòa chung cư gỗ cao 72m Ascent được xây dựng từ tháng 6/2020. Tại Vienna, công trình chỉ thấp hơn tháp Mjostarnet 1,5m mang tên HoHo, gây ấn tượng với tất cả những ai có dịp ghé thăm.
Những người ủng hộ gỗ ép khẳng định so với một số vật liệu hiện nay gỗ ép giúp xây dựng nhanh hơn, công trình trở nên vững chắc hơn, thậm chí an toàn hơn khi xảy ra cháy. Nghiên cứu cho thấy, nền nhà bằng gỗ CLT dày 18cm có khả năng chịu lửa 2 tiếng, một con số không tệ.
Gỗ cũng là vật liệu xanh, nó lưu giữ CO2 trong quá trình sinh trưởng. Vì vậy, nếu cây được thu hoạch ở thời điểm chúng không thể hấp thụ thêm carbon rồi biến thành gỗ ép, carbon sẽ bị mắc kẹt lại. Khi một tòa nhà chọc trời bằng gỗ mọc lên, caron sẽ bị giữ lại thêm nhiều thập kỷ. Cuối vòng đời, gỗ có thể sử dụng làm nhiên liệu sinh học để thay thế nhiên liệu hóa thạch.
Các chuyên gia về gỗ ép tin rằng dùng cây để xây dựng giúp kéo dài “cuộc sống” của chúng thêm 100 - 200 năm nếu thu hoạch đúng thời điểm. Trong những năm qua, khi có ngày càng nhiều người quan tâm, nhiều nhà máy gỗ CLT đang mọc lên và tính kinh tế theo quy mô luôn làm giảm giá.
Tuy nhiên độ bên của những tòa nhà này theo thời gian sẽ như thế nào? Chúng là thành phần tương đối mới trong ngành xây dựng nên chưa có nhiều dữ liệu để phân tích và đánh giá độ bền một cách hiệu quả. Các chuyên gia cho rằng, chúng sẽ trở nên cực kỳ khả thi và phổ biến khi gỗ ép rẻ hơn các vật liệu truyền thống. Khi đó, các tòa nhà chọc trời bằng gỗ sẽ thực sự bùng nổ.
Bạn nên đọc
-
Bên trong trung tâm dữ liệu của Amazon Web Services
-
Cận cảnh quá trình biến đổi của cơ thể con người sau khi chết
-
Cỗ máy diệt cỏ dại bằng tia laser gấp 20 lần sức người
-
Cận cảnh quá trình đẻ con của loài rắn độc có răng nanh dài nhất thế giới
-
Cậu bé tự tạo máy game Nintendo chơi Mario chỉ bằng... bìa giấy
-
Bóng đèn sáng cả ngày không dùng điện từ chai nhựa bỏ đi
-
Video: Cận cảnh sức công phá của máy bắn đá thế kỷ 12
-
Video: Cận cảnh sức mạnh khủng khiếp của 'siêu hỏa tiễn' bắn 100 mũi tên cùng lúc trong thế kỷ 15
-
Liệu đây có phải là căn cứ ngầm bí mật của người ngoài hành tinh tại Nam Cực?