Màn hình cảm ứng hoạt động như thế nào?

Màn hình cảm ứng là loại màn hình hỗ trợ người dùng điều khiển thiết bị thông qua các thao tác chạm bằng tay hoặc bút cảm ứng.

Công nghệ này giúp các thao tác trở nên trực quan, rút ngắn thời gian tương tác, thay đổi cách nhập liệu truyền thống và tăng diện tích hiển thị của thông tin.

Màn hình cảm ứng hiện là công nghệ phổ biến được trang bị trên nhiều thiết bị như smartphone, TV, laptop, tablet, máy bỏ phiếu điện tử... Một trong những ứng dụng mới của màn hình cảm ứng là tính năng mở khóa điện thoại bằng máy quét vân tay trắc sinh học.

Có hai loại màn hình cảm ứng cơ bản:

  • Công nghệ màn hình cảm ứng điện trở đã quá cũ và không còn được áp dụng.
  • Cảm ứng điện dung đa điểm hiện phổ biến trên thị trường với tấm nền TFT hoặc IPS, được phủ một lớp kính cường lực lên bề mặt cảm ứng để có khả năng chịu va đập.

Cấu tạo của màn hình cảm ứng

Cấu tạo của màn hình cảm ứng

Màn hình cảm ứng được tạo thành từ nhiều lớp. Trong đó tấm nền hỗ trợ hiển thị năm ở lớp dưới cùng, được phủ một hợp chất làm từ hỗn hợp dẻo, và có cấu tạo tùy vào màn hình mềm hoặc cứng khác nhau. Phía trên là yếu tố để tạo độ sáng, tấm nền IPS hoặc TFT được đặt tiếp theo, rồi đến lớp cảm ứng. Tấm cường lực hoặc nhựa ở lớp trên cùng để bảo vệ màn hình.

Hiện nay, lớp bảo vệ ở mặt trên cùng đa phần đều là Gorilla Glass (Corning sản xuất) và Dragontrail (từ Asashi Glass) có độ bền cao hơn nhiều lần so với kính thông thường nhằm bảo vệ màn hình khỏi các chấn động thiết bị sẽ tiếp xúc trong quá trình sử dụng.

Chủ Nhật, 28/11/2021 17:05
43 👨 1.672
0 Bình luận
Sắp xếp theo
    ❖ Chuyện công nghệ