Sao Hỏa: Tổng quan về hành tinh đứng thứ 4 trong hệ mặt trời

Sao Hỏa (tiếng Anh: Mars) còn được gọi là Hỏa tinh, hành tinh Đỏ, là một hành tinh đất đá giống với Trái đất nhất trong hệ mặt trời của chúng ta.

Vị trí của sao Hỏa trong hệ Mặt trời

Tọa độ của sao Hỏa: RA 21h 59m 15s | Độ nghiêng -14° 14′ 1″.

Sao Hỏa là hành tinh thứ tư tính từ Mặt Trời trong Thái Dương Hệ. Khoảng cách trung bình từ quỹ đạo sao Hỏa đến Mặt Trời vào khoảng 230 triệu km (1,5 AU). Khoảng cách ngắn nhất giữa sao Hỏa và Trái Đất là 57 triệu km.

Vị trí của sao Hỏa trong hệ Mặt trời

Kích thước, khối lượng của sao Hỏa

Ở xích đạo, Sao Hoả có đường kính 4222 dặm (6784 km), còn đường kính từ cực đến cực là 4196 dặm (6752 km). Đây là hành tinh nhỏ thứ hai trong Hệ Mặt Trời, chỉ lớn hơn Sao Thuỷ. Sao Hoả có kích thước khoảng một nửa (53%) kích thước của Trái Đất. Diện tích của sao Hỏa xấp xỉ tổng diện tích đất liền trên Trái Đất.

Sao Hỏa nặng khoảng 6,39E23 kg, bằng 11% so với khối lượng của Trái Đất.

Sao Hỏa nhẹ hơn Trái Đất

Thể tích của sao Hỏa là 163 tỷ km3, bằng khoảng 15% thể tích của Trái Đất (1083 tỷ km3). Cần tới 6 Hỏa tinh mới lấp đầy được hành tinh của chúng ta.

Tỷ trọng của hành tinh Đỏ là 3,93 g/cm³, nhỏ hơn của Trái Đất (5,51 g/cm³).

Quỹ đạo và chu kỳ quay của sao Hỏa

Chu kỳ quỹ đạo của sao Hỏa là 687 ngày. Một ngày trên hành tinh Đỏ kéo dài 24 giờ, 39 phút, và 35,244 giây (một ngày trên Trái Đất 24 giờ). Một năm trên sao Hỏa bằng 1,8809 năm Trái Đất hay 1 năm, 320 ngày, và 18,2 giờ.

Độ nghiêng trục quay của sao Hỏa bằng 25,19 độ và lớn hơn so với 23,4 độ của địa cầu.

Quỹ đạo của sao Hỏa có hình elip rất dẹt, vì vậy khoảng cách giữa nó với Mặt trời liên tục thay đổi. Còn Trái Đất do có quỹ đạo gần hình tròn nên khoảng cách giữa Trái Đất và Mặt Trời hầu như không đổi quanh năm.

Nước và khí quyển trên sao Hỏa

So với Trái Đất, khí quyển của Sao Hỏa khá loãng chứa 95% cacbon điôxít, 3% nitơ, 1,6% argon và chứa dấu vết của ôxy và hơi nước.

Áp suất khí quyển trên sao Hỏa chỉ bằng 1/100 so với trên Trái Đất.

Nước trên sao Hỏa tồn tại ở thể rắn trong đất, và ở dạng tấm băng ở cực.

Nhiệt độ trung bình khoảng trên hành tinh Đỏ vào khoảng -60 độ C. Tuy nhiên nhiệt độ ở gần cực vào mùa đông có thể xuống tới -125 độ C và nhiệt độ ở xích đạo vào ban ngày có thể tăng lên đến 20 độ C.

Nhiệt độ trên hành tinh Đỏ

Thành phần của sao Hỏa

Lớp vỏ bụi: Che phủ bề mặt sao Hỏa là một lớp bụi mịn. Bên dưới lớp bụi là lớp vỏ sao Hỏa dày khoảng 50km chủ yếu tạo bởi đá bazan núi lửa.

Lớp manti: Lớp manti khoảng 5400 đến 7200km, được cấu tạo chủ yếu từ silic, oxy, sắt, và magie.

Lớp lõi đặc: Nằm ở trung tâm của Sao Hoả, cấu tạo bởi sắt, niken, và lưu huỳnh. Lớp lõi này có đường kính khoảng 3000 đến 4000km. Sao Hoả không có từ trường do lớp lõi này không chuyển động.

Chủ Nhật, 13/09/2020 16:42
36 👨 15.681
0 Bình luận
Sắp xếp theo
    ❖ Khoa học Vũ trụ