Nguồn gốc tên gọi của Trái Đất và những sự thật thú vị khác

Dưới đây là những sự thật khó tin về Trái đất, hành tinh đất đá mà chúng ta gọi là “Nhà” do tạp chí chuyên đề khoa học, công nghệ Popular Mechanics (New York, Mỹ) liệt kê nhân dịp kỷ niệm 50 năm Ngày Trái Đất ra đời (22/4/1970-22/4/2020), mời các bạn theo dõi.

Ai là người đặt tên cho quả địa cầu là "Trái Đất - Earth"?

Không giống với các hành tinh khác trong Hệ Mặt Trời, người ta không tìm thấy dữ liệu cho biết cái tên Trái Đất ra đời như thế nào, ai đã đặt tên như vậy và tại sao.

Chỉ biết rằng, thuật ngữ "Trái Đất" xuất phát từ tiếng Anh cổ (Old English) và tiếng Đức cao địa (High Germanic). “Nhà” của chúng ta là hành tinh duy nhất trong Hệ Mặt Trời không được đặt theo tên của vị thần Hy Lạp hoặc La Mã nào.

Ai là người đặt tên cho quả địa cầu là "Trái Đất - Earth"?

Xa lộ 66 của Mỹ dài hơn khoảng cách từ lớp vỏ đến lõi Trái Đất

Xa lộ 66 của Mỹ (Route 66), tuyến đường cao tốc nối từ Đông sang Tây của Mỹ, dài 3.940 km, dài hơn gần 1000km so với ranh giới giữa lớp vỏ và lõi Trái Đất (dưới 3000 km).

Vùng ranh giới giữa lớp vỏ và lõi Trái Đất chứa đá rắn và sắt lỏng. Đây là khu vực phức tạp nhất của hành tinh có ảnh hưởng rất lớn đến sự tồn tại của thế giới bề mặt.

Trái Đất già hơn 10.000 lần so với con người

Ước tính, Trái đất có tuổi đời khoảng 4,5 tỷ năm. Trong khi đó, người tinh khôn Homo Sapiens đã tồn tại gần 450.000 năm. Tức là “tuổi của con người” chỉ bằng 1/10.000 tuổi của hành tinh.

Áp suất tại lõi Trái Đất

Theo các nhà khoa học, lõi Trái Đất có bán kính khoảng 1.220 km, chứa toàn sắt nóng nung chảy. Nhiệt độ tại đây ước tính lên tới 5.500 độ C.

Lõi Trái Đất gồm lõi trong và lõi ngoài. Áp suất của lõi trong Trái Đất là 3.000.000 atm (atmotphe tiêu chuẩn), gấp gần 3000 lần so với áp suất tại điểm sâu nhất Trái Đất (11.000 mét) là 1.100 atm.

Các lớp của Trái Đất. Ảnh: Johan Swanepoel/Alamy.
Các lớp của Trái Đất. Ảnh: Johan Swanepoel/Alamy.

Trái Đất có một lò phóng xạ khổng lồ

Theo một nghiên cứu năm 2011, Trái Đất tạo ra tới 40 terawatt nhiệt (tương đương 40.000 tỷ watt), sự phân rã phóng xạ trong lõi Trái Đất đóng góp một nửa trong số đó.

Một trận động đất cường độ 12 sẽ cắt đôi Trái Đất

Trong lịch sử, chưa từng xảy ra một trận động đất cường độ 9,5 độ Richter trên Trái Đất. Theo lý thuyết, một trận động đất cường độ 12 độ Richter sẽ không bao giờ xảy ra. Nhưng nếu điều đó xảy ra, Trái Đất sẽ bị cắt làm đôi và sự sống trên hành tinh có thể bị tiêu diệt.

Trái Đất có nhiều virus hơn số sao trong vũ trụ

Theo tiến sĩ Mỹ Katherine J. Wu, đại dương Trái Đất có khoảng 1.000 tỷ tỷ tỷ virus đang tồn tại, gấp 100 triệu lần số sao trong vũ trụ mà con người tìm thấy được.

Một thông tin thú vị khác, trong 1 muỗng cà phê đất, có khoảng 1 tỷ vi khuẩn, tương đương với số người hiện đang sống tại châu Phi.

Sự sống dồi dào dưới đáy biển

Theo Victoria Orphan, nhà địa chất học của Caltech, các trầm tích ở độ sâu 2,5 km dưới đáy biển là nơi cư trú của khoảng 2,9 x 1029 vi sinh vật. Phần lớn chúng phát triển cực kỳ chậm so với sự sống ở thế giới bề mặt, ước tính sau 10-1000 năm sự phân chia tế bào mới diễn ra một lần.

Mây giúp điều chỉnh nhiệt độ Trái Đất

Nếu mang tất cả các giọt nước trên mây lên bề mặt, nó sẽ tạo thành một màng chất lỏng mỏng bao phủ Trái Đất. Lớp màng chất lỏng này không dày hơn tóc người nhưng nó cực kỳ quan trọng đối với khí hậu và có thể giúp những ngày hè mát mẻ hơn. Trung bình, những đám mây giúp Trái Đất mát hơn 13 độ so với khi không có mây.

Mây giúp điều chỉnh nhiệt độ Trái Đất

Nước biển có thể tăng 75cm vào năm 2100

Theo nhà khoa học khí hậu Tapio Schneider thuộc Caltech, nước biển có thể tăng lên 60cm hoặc hơn vào cuối thế kỷ này kéo theo là sự biến mất của các quốc đảo thấp, bãi biển đẹp và sự hủy hoại của các hệ sinh thái biển.

Lỗ thủng Ozone đầu tiên vẫn chưa lành hẳn

Năm 1985, lỗ thủng tầng Ozone đầu tiên được phát hiện, nó nằm ngay phía trên Nam Cực. Lỗ thủng này hiện vẫn chưa lành dù 35 năm đã trôi qua.

Thứ Năm, 07/05/2020 10:07
4,413 👨 12.550
0 Bình luận
Sắp xếp theo
    ❖ Khám phá khoa học