Không chỉ có trong sông, suối, đại dương, lòng đất,... nước còn tồn tại trong khí quyển của Trái Đất dưới nhiều dạng khác nhau như dạng rắn như tuyết hoặc mưa đá, dạng lỏng thông qua những cơn mưa...
- Con người đã chinh phục được độ sâu bao nhiêu dưới lòng đất?
- Điều gì tạo nên các mùa trong năm?
- Khám phá lục địa thứ 8 bí ẩn chìm dưới Thái Bình Dương
Vậy, nếu đo toàn bộ thể tích nước trong bầu khí quyển (tính bằng km3) thì số lượng thu được là bao nhiêu?
Mây là khối các giọt nước ngưng tụ hay nước đá tinh thể treo lơ lửng trong khí quyển.
Theo tính toán của các nhà nghiên cứu, thể tích trung bình lượng nước trong khí quyển đạt khoảng 13.000km3, tương đương với một hình khối lập phương khổng lồ đầy nước có cạnh dài 23,5km, tại bất kỳ thời điểm nào. Lượng nước này thay đổi theo thời tiết và địa điểm. Lượng nước này ở Bắc bán cầu sẽ nhiều hơn vào mùa hè hoặc trong thời gian El nino.
Nếu tất cả lượng nước trên khí quyển rơi xuống cùng một lúc, toàn bộ bề mặt Trái Đất sẽ bị bao phủ một lớp nước dày 2,5cm. Tuy nhiên, lượng nước trên khí quyển vẫn chỉ bằng 0,001% so với tất cả lượng nước trên Trái Đất mà thôi.
Đại dương là nơi trữ nước nhiều nhất của Trái Đất.
Nhưng lượng nước này luôn được duy trì sự cân bằng, không bao giờ bị cạn kiệt dù có tuyết rơi hay trời mưa. Bởi sự bốc hơi nước trên bề mặt các đại dương và lục địa sẽ bù đắp liên tục vào lượng nước trên đó mất đi. Ngoài ra, một phần lượng nước rơi xuống cũng sẽ bốc hơi trở lại khí quyển trước khi chạm tới được mặt đất.
Lượng nước mất đi hay bốc hơi trong chu trình (quá trình) lặp đi lặp lại như vậy lớn hơn rất nhiều so với lượng trữ nước trong bầu khí quyển, đạt khoảng 485.000km3. Điều này có nghĩa là một phân tử nước chỉ lơ lửng trong bầu khí quyển trung bình khoảng 1 tuần rồi lại rơi xuống mặt đất.
Vòng tuần hoàn nước trên Trái Đất.
Bầu khí quyển là một trong những thành phần thiết yếu của vòng tuần hoàn nước trên Trái Đất.
Xem thêm: Đố bạn: một chú rùa mất bao lâu để bò vòng quanh Trái Đất?