Ngày này 20 năm trước, ngày 26 tháng 4 năm 2003, Microsoft đã chính thức phát hành rộng rãi Windows Server 2003. Đây có thể được coi là phiên bản máy chủ của Windows XP đã ra mắt trước đó khoảng 18 tháng, và về cơ bản không nhận được quá nhiều sự quan tâm ở thời điểm bấy giờ.
Vậy tại sao chúng ta lại đề cập đến sự kiện tưởng chừng không đáng nói này? Nếu có suy nghĩ như vậy, có lẽ bạn đã lầm. Dù bạn có tin hay không, Windows Server 2003, sau 20 năm ra mắt, hiện vẫn đang được sử dụng bởi một số lượng không nhỏ PC chạy Windows trên toàn thế giới. Theo số liệu thống kê mới nhất từ StatCounter, tính đến tháng 3 năm 2023, Windows Server 2003 đang được sử dụng bởi 0,02% trong số tất cả các máy tính để bàn Windows đang hoạt động trên toàn thế giới. Đó là tỷ lệ phần trăm nhỏ nhất đối với một hệ điều hành Windows được StatCounter thống kê, nhưng là đáng kinh ngạc đối với một nền tảng đã ra mắt 2 thập kỷ.
Được phát triển dưới tên mã "Whistler Server" tại Microsoft, Windows Server 2003 đi kèm với một số tính năng mới rất đáng chú ý vào thời điểm nó ra mắt. Trong đó phải kể thời việc Microsoft đã “mạnh dạn” loại đĩa cứu hộ kiểu cũ, chuyển sang hỗ trợ Automated System Recovery, với khả năng tự động hóa tác vụ tạo điểm khôi phục. Đây cũng là phiên bản Windows Server cuối cùng hoạt động với các bộ xử lý không có hỗ trợ ACPI (Advanced Configuration and Power Interface).
Cho đến nay, có tổng cộng hai gói dịch vụ dành cho Windows Server 2003 đã được phát hành. Gói đầu tiên ra mắt vào ngày 30 tháng 3 năm 2005, và gói thứ hai là ngày 13 tháng 3 năm 2007. Ngoài ra, Windows Server 2003 R2, bao gồm gói dịch vụ đầu tiên và một số tính năng mới tùy chọn, cũng đã được Microsoft tung ra vào tháng 12 6, 2005. Tất cả đều được cộng đồng người dùng đánh giá cao.
Mặc dù Microsoft đã chính thức kết thúc hỗ trợ (khai tử) Windows Server 2003 vào ngày 14 tháng 7 năm 2015, nhưng công ty đã bất ngờ đưa ra một ngoại lệ vào ngày 13 tháng 5 năm 2017, với việc phát hành một bản vá cho hệ điều hành này để xử lý lỗ hổng đang được sử dụng bởi các tin tặc đằng sau mã độc "WannaCry" khét tiếng. Tất cả cho thấy Windows Server 2003 thực sự là một dự án thành công của Microsoft.