Mỹ cấm dịch vụ băng thông rộng của Trung Quốc

Ngày 25/4, Ủy ban Truyền thông Liên bang Mỹ (FCC) cho biết đã yêu cầu các công ty viễn thông của Trung Quốc ngừng cung cấp dịch vụ băng thông rộng (cố định hoặc di động) tại nước này với lý do an ninh quốc gia. Lệnh cấm có hiệu lực trong 60 ngày.

Logo của nhà mạng China Mobile tại Trung Quốc. Ảnh: Reuters
Logo của nhà mạng China Mobile tại Trung Quốc. Ảnh: Reuters

Các công ty viễn thông của Trung Quốc nhận được yêu cầu của FCC gồm China Telecom, China Unicom, China Mobile, Pacific Networks và công ty con ComNet.

Reuters dẫn lời Chủ tịch FCC Jessica Rosenworcel cho biết, FCC có bằng chứng cho thấy các nhà mạng viễn thông Trung Quốc đang cung cấp dịch vụ băng thông rộng tại Mỹ, khiến Ủy ban lo ngại về an ninh quốc gia.

Hiện tại, các công ty viễn thông Trung Quốc chưa đưa ra bất kỳ bình luận nào về yêu cầu trên.

Geoffrey Starks - Ủy viên FCC cho biết, trang web của China Telecom cho thấy công ty vận hành 26 "điểm hiện diện" (POP) Internet và cung cấp dịch vụ cho thuê nơi đặt máy chủ, băng thông rộng, IP transit và trung tâm dữ liệu tại Mỹ. Ông tiết lộ thêm rằng, chính phủ Trung Quốc thường tiếp cận các POP, kết nối với các mạng khác và có quyền truy cập vào trung tâm dữ liệu quan trọng.

Động thái này của Washington được cho là nhằm hạn chế các nhà mạng viễn thông Trung Quốc, bao gồm cả các tuyến cáp dưới biển xử lý lưu lượng truy cập Internet.

Trước đó, ngày 25/11/2022, Mỹ cấm nhập khẩu hoặc bán thiết bị liên lạc bị coi là "có nguy cơ không thể chấp nhận được đối với an ninh quốc gia". Huawei và ZTE, hai tập đoàn công nghệ của Trung Quốc đều nằm trong danh sách doanh nghiệp bị FCC liệt kê là mối đe dọa.

Quy định mới cũng cấm cấp phép các thiết bị của Huawei và ZTE tại Mỹ trong tương lai. Đây là một trong các hành động pháp lý Mỹ đưa ra nhằm hạn chế quyền tiếp cận của các công ty Trung Quốc với mạng lưới viễn thông của mình.

Trung Quốc 'đáp trả' ngành chip Mỹ, yêu cầu các hãng viễn thông loại bỏ chip nước ngoài

Theo nguồn tin của WSJ, Bộ Công nghiệp và Công nghệ thông tin Trung Quốc (MIIT) được cho là đã yêu cầu các công ty viễn thông thuộc sở hữu nhà nước loại bỏ chip xử lý nước ngoài, thay thế bằng hàng nội địa khỏi các hệ thống cốt lõi trước năm 2027.

Chip Trung Quốc

Từ đầu năm, các công ty viễn thông thuộc sở hữu nhà nước Trung Quốc đã được yêu cầu kiểm tra mật độ chip nước ngoài trong hệ thống mạng, từ đó đưa ra mốc thời gian thay thế.

Trước đây, do thiếu sản phẩm chất lượng cao nên quá trình chuyển sang chip nội địa của các công ty Trung Quốc bị cản trở. Nhưng hiện này, vấn đề này đã được cải thiện nhiều, một số nhà mạng tại đất nước tỷ dân đã tăng cường mua chip nội địa.

Động thái chuyển sang chip nội địa tại Trung Quốc sẽ tác động lớn đến Intel và AMD, 2 công ty y cung cấp phần lớn chip xử lý lõi cho thiết bị mạng ở đất nước tỷ dân trong những năm gần đây.

Hiện nay, các bên liên quan như MIIT, 2 nhà mạng viễn thông lớn nhất Trung Quốc về doanh thu (China Mobile và China Telecom), Intel và AMD đều chưa đưa ra bình luận gì về thông tin trên.

Trước đây, vì lo ngại an ninh quốc gia các nhà lập pháp Mỹ đã cấm thiết bị viễn thông từ Trung Quốc. AMD, Nvidia bị hạn chế bán chip AI cao cấp cho Trung Quốc.

Để đáp trả, chính quyền Trung Quốc cũng loại bỏ công ty nước ngoài khỏi các chuỗi cung ứng quan trọng từ ngũ cốc đến bán dẫn, ưu tiên dùng hàng nội địa để bảo đảm an ninh quốc gia.

Theo nguồn tin của WSJ, dù không được đánh giá tốt nhất nhưng chip xử lý Trung Quốc đang chiếm được cảm tình của các công ty viễn thông trong nước.

Thứ Bảy, 27/04/2024 08:44
44 👨 380
0 Bình luận
Sắp xếp theo
    ❖ Chuyện công nghệ