Theo thống kê trên Instagram, mỗi giây có khoảng 2.100 bài đăng mới và mỗi ngày có 180 triệu nội dung được tải lên. Với tỉ lệ này, các doanh nghiệp đang đứng trước một cơ hội lớn để phát triển ngành kinh doanh của mình. Không chỉ cần thiết để trở thành một người dùng năng động trên Instagram, các doanh nghiệp cần phải có một chiến lược rõ ràng để khai thác lợi thế từ sự phổ biến của mạng xã hội này.
Tại sao Instagram quan trọng đối với các thương hiệu:
Instagram thu hút sự tìm kiếm nhiều nhất của những người trẻ tuổi (từ 18 đến 24 tuổi) và thu nhập cao (từ 50.000 đến 74.000 USD mỗi năm). Lớp người dùng này yêu thích Instagram hơn so với những người cùng độ tuổi với thu nhập thấp hơn (từ 25.000 đến 49.000 USD mỗi năm).
Không chỉ lướt nội dung, người dùng trẻ thu nhập cao còn sử dụng Instagram để khám phá các sản phẩm và thương hiệu mới. Trên thực tế, 47% người dùng Instagram xếp hạng mạng xã hội này trong top 10 kênh thường dùng để khám phá sản phẩm. Thêm vào đó, 45,6% người dùng Instagram có xu hướng ghi nhớ hoạt động marketing của một thương hiệu trên Instagram nhiều hơn so với các quảng cáo trên TV hay các loại hình truyền thông khác.
Như vậy, các thương hiệu nên tăng sự hiện diện trên Instagram nhằm tiếp cận khách hàng cốt lõi, tăng cường nhận thức về thương hiệu và xây dựng khách hàng trung thành.
Từ ảo đến thực tế:
Instagram là một cộng đồng phát triển nội dung rất nhanh. Nền tảng này hiện đang có tỉ lệ tương tác (engagement rate - tỉ lệ người xem bài viết, thích, chia sẻ, nhận xét) nhiều hơn gấp 50 lần so với Facebook. Người dùng Instagram đang đầu tư và tương tác nhiều hơn với nội dung so với tất cả các kênh truyền thông xã hội khác. Instagram có hơn 300 triệu người dùng hoạt động mỗi tháng và trung bình mỗi người dùng bỏ ra khoảng 257 phút/tháng để truy cập Instagram.
Sự thành công này có được nhờ cam kết của Instagram về trải nghiệm người dùng và tập trung vào nội dung thị giác (hình ảnh). Điều này khiến cho Instagram nổi bật và nhanh chóng tiếp cận người dùng trên toàn cầu. Tuy nhiên, đây mới chỉ là bước khởi đầu.
Năm ngoái, Instagram đã phát động 150 chiến dịch gây quỹ từ các thương hiệu lớn. Năm nay, mạng xã hội này đã đạt được mục tiêu 1 tỉ USD tài trợ nhờ người dùng Facebook. Facebook và Instagram đều tập trung về nội dung hình ảnh do đó đây là cơ hội lớn cho các doanh nghiệp.
Bạn có thể gặp vấn đề nếu không có chiến lược rõ ràng:
Bạn tạo một tài khoản sau đó đợi người ta theo dõi nội dung bạn đăng? Dĩ nhiên là không! Bạn cần phải tạo ra các nội dung có thể gây cảm hứng hoặc phải chịu cảnh đìu hiu khi không ai quan tâm, bị đánh giá là xoàng xĩnh hay thậm chí là tạo ra những nhận thức tiêu cực về thương hiệu.
Dưới đây là một vài ví dụ và mẹo về những nội dung thành công trên Instagram:
Tạo ra những tấm hình đẹp nhất có thể:
Những tấm hình đẹp là yếu tố cần phải có đối với các nền tảng mạng xã hội tập trung về nội dung hình ảnh như Instagram.
Người dùng Instagram đặc biệt yêu thích các nội dung thuần túy đẹp mắt:
Để kiểm nghiệm xem tấm hình đó đủ đẹp hay chưa, hãy tự hỏi rằng bạn sẽ hài lòng khi treo tấm hình này lên tường chứ?
Tạo ra một quan điểm độc đáo:
Mercedes-Benz là một ví dụ tuyệt vời khi họ thường đưa ra những góc nhìn và yếu tố minh họa độc đáo về sự phù hợp của chiếc xe đối với phong cách sống của đối tượng khách hàng mà họ hướng tới.
Hãy kể câu chuyện của bạn từ một bối cảnh độc đáo và minh họa một góc độ khiến người dùng cảm thấy thích thú và mới mẻ.
Thiết lập sự nhận diện về hình ảnh:
Thử lấy ví dụ là Samsung, những hình ảnh đăng tai trên Instagram của hãng điện tử Hàn Quốc đến từ nhiều nguồn khác nhau nhưng mỗi nguồn đều được sắp xếp để tạo ra sự nhận diện về hình ảnh.
Điều chỉnh sự hiện diện thương hiệu trước phông nền và tone màu. Cách đơn giản nhưng hiệu quả để thực hiện điều này là tạo ra phông nền có thể minh họa phong cách mà bạn muốn theo đuổi.
Phông nền sẽ nhanh chóng tương tác với cái nhìn và cảm nhận đối với thương hiệu của bạn. Cần phải đảm bảo rằng phông nền sẽ phù hợp với thương hiệu của bạn và tương tác lẫn nhau.
Instagram thể hiện tương lai của mạng xã hội:
Nhiều nghiên cứu cho thấy 90% thông tin được truyền tải đến não con người là thông tin thị giác. Chúng ta có thể xử lý hơn 36.000 thông điệp thị giác mỗi giờ và mắt người có thể xử lý một hình ảnh trong vòng 13 mili giây. Hẳn ai trong chúng ta cũng thích xem hình bởi nó gợi nên xúc cảm và cảm nhận.
Những hình ảnh đẹp kể lại những câu chuyện, truyền tải những xúc cảm thuần túy và miêu tả chủ thể mà không cần phải nói thành lời rõ ràng. Đây là lý do tại sao nội dung với hình ảnh phù hợp đạt được tỉ lệ xem nhiều hơn 94% so với những nội dung thiếu hình ảnh. Chúng tạo ra những kết nối cảm xúc mạnh mẽ hơn với những gì chúng ta có thể thấy thay vì đọc.
Tương lai của mạng xã hội sẽ là hình ảnh, nó đã xuất hiện và đang phổ biến nhanh hơn so với những gì chúng ta nghĩ. Meerkat, Periscope, Snapchat và Vine là những ví dụ của những nền tảng mạng xã hội hoàn toàn tập trung vào việc ưu tiên trải nghiệm thị giác, tạo nên sự giao tiếp thông qua hình ảnh và video.
Hình ảnh và video có thể truyền đạt thông điệp, câu chuyện hấp dẫn hơn so với nhiều hình thức khác. Thế hệ mạng xã hội tiếp theo sẽ tiếp tục giảm thiểu việc sử dụng yếu tố văn bản, đoạn chữ nặng nề và thay vào đó là các yếu tố thị giác. Đã đến lúc các doanh nghiệp thành lập sự nhận diện thương hiệu của mình trên Instagram cũng như nhiều mạng xã hội tương tự trong tương lai.