Điện thoại di động đã trở thành một phần không thể thiếu trong cuộc sống. Hãy thử tưởng tượng viễn cảnh một ngày "kinh hoàng" khi bạn không thể nhìn rõ ký tự và số trên điện thoại của mình.
Nhiều người bị suy yếu về thị lực lại có khả năng nhận biết những màu sắc có cường độ nhẹ. Takumi Yoshida đã đưa ra một chiếc điện thoại dành cho người khiếm thị với màu sắc cường độ nhẹ và bàn phím có thể nhận biết được. Đó là máy di động SENS. Với sự giúp đỡ của ánh sáng nhẹ họ có thể nhìn thấy những ký tự nhỏ trên màn hình ở một số mức độ nhất định.
Với mục đích cải tiến sự tương tác âm thanh giữa người sử dụng và điện thoại, SENS kết hợp bộ phận cảm ứng và những nút bấm thông thường để có sự phản hồi của âm thanh trong thời gian thực. Điều này có nghĩa là khi người sử dụng chạm vào nút bấm, chiếc điện thoại sẽ nói cho họ biết rằng nút bấm đã được chạm vào mà không cần đăng kí như một lệnh đưa vào máy. Người sử dụng có thể nhận biết được tín hiệu âm thanh khi họ lướt qua các phím bấm để có thể chọn được phím bấm đúng theo ý muốn.
Khi người sử dụng chắc chắn rằng ngón tay đã chạm đúng nút mình cần, thì sau đó họ sẽ bấm phím đó cũng giống như trên các điện thoại thông thường. Khi nút bấm được nhấn, một tiếng “click” sẽ phản hồi lại để chắc chắn rằng phím đã được bấm. Về cơ bản chiếc điện thoại chỉ là một chiếc máy phát âm thanh của những người không mất khả năng về thị lực thường sử dụng. Nó tăng khả năng tương tác và giảm khả năng ấn nhầm nút nếu so sánh với những chiếc điện thoại hiện tại mà mọi người đang sử dụng, bằng việc cung cấp chức năng phản hồi âm thanh sau khi phím bấm đã được nhận.
Một trong những vấn đề lớn nhất với chiếc điện thoại phát tín hiệu âm thanh này là những tương tác âm thanh có thể truyền đến những người bên cạnh. Sử dụng dây tai nghe hoặc tai nghe không dây (nếu có bluetooth) sẽ giải quyết được vấn đề này, tuy nhiên sở hữu một tai nghe kết hợp với điện thoại có thể sẽ được nhiều lợi ích hơn.