Stan Shih, người sáng lập Hãng Acer, đã chính thức nghỉ hưu từ đầu năm nay. Tuy nhiên, Shih, năm nay 61 tuổi, không chịu nghỉ ngơi. Ông vừa thành lập một công ty chuyên đầu tư mạo hiểm và tư vấn - iD SoftCapital với số vốn 480 triệu đô la Mỹ. Trả lời phỏng vấn tạp chí Fortune, Stan Shih vẽ ra viễn cảnh công nghệ thông tin ở châu Á trong những năm tới. Ông Stan Shih, người sáng lập Hãng Acer.
Ông bảo ông muốn từ “IT” (công nghệ thông tin) mang nghĩa “India-Taiwan” (Ấn Độ-Đài Loan). Vì sao thế ?
Ông Stan Shih, người sáng lập Hãng Acer.
- Việc tích hợp nguồn lực phần cứng ở Đài Loan và nguồn lực phần mềm của Ấn Độ, cộng với cơ hội thị trường của Trung Quốc và Ấn Độ - tôi nghĩ đấy là hướng [phát triển]. Đài Loan không đủ kỹ sư phần mềm và tư duy của hầu hết các kỹ sư phần mềm là hoàn toàn sai. Họ không có tầm nhìn toàn cầu ; họ chỉ tập trung vào thị trường địa phương. Công nghệ phần mềm ở đây [Đài Loan] quá tụt hậu, mặc dù nó được thiết lập sớm hơn. Phát triển phần mềm ở Ấn Độ mang tính quốc tế hơn so với Trung Quốc hay Đài Loan, không chỉ nhờ kỹ năng tiếng Anh mà còn vì Ấn Độ đã làm việc với các đối tác toàn cầu nhiều năm rồi.
Thế ông hình dung giữa nhà sản xuất phần cứng Đài Loan và phần mềm Ấn Độ có hình thức hợp tác như thế nào ?
Có nhiều đoàn doanh nghiệp Ấn Độ đến Đài Loan thuyết phục các công ty Đài Loan thành lập các trung tâm nghiên cứu và phát triển ở Ấn Độ. Các công ty Ấn Độ cũng đến đây thành lập các chi nhánh chuyên gia công phần mềm để nhận nhiều đơn đặt hàng hơn. Tại sao không là Trung Quốc ? Vì chưa có cầu nối. Vì thế cách tiếp cận của tôi là xây chiếc cầu nối đó. Tôi muốn xây dựng Đài Loan thành một trung tâm cải tiến công nghệ thông tin ở châu Á như vai trò của Silicon Valley đối với Bắc Mỹ. Đài Loan đã có sẵn hạ tầng tốt trong lĩnh vực phần cứng. Mà phần cứng thì không thể chuyển dời đi đâu được.
Ông có thể cho một ví dụ ?
- Cứ lấy viễn thông, đặc biệt là viễn thông không dây. Đài Loan đã có sẵn năng lực sản xuất chip IC tốt nhưng vẫn cần phần mềm. Chúng tôi không có nguồn lực này. Một công ty Ấn Độ có thể đến đây, thiết kế phần mềm, chuyển về Ấn Độ gia công. Nhưng không chỉ thiết bị - chúng tôi cũng nghĩ đến các hệ thống, đòi hỏi những nền tảng phần cứng, phần mềm tích hợp, phải cùng thiết kế. Loại hình dịch vụ này sẽ là cơ hội kinh doanh lớn ở đây.
Ông đang nói về một Silicon Valley mà không có nguồn nhân lực ?
- Chúng tôi cũng muốn nhập khẩu nhân lực. Vì sao Silicon Valley nhanh chóng có tác động ? Nhờ vào những người Ấn Độ và Trung Quốc. Ngay bây giờ, nhiều công ty phần mềm Silicon Valley đang chuyển sang gia công ở Ấn Độ và Đài Loan. Chúng ta đều biết nguồn nhân lực toàn cầu đang ở đâu vì thế kinh doanh ngày nay chỉ cần làm người đầu mối. Chúng ta đâu cần đầu tư vào các lĩnh vực không chủ yếu. Đấy chính là phương thức kinh doanh mới.
Thanh Yến
(Trích Fortune)
Phương thức kinh doanh mới
115
Bạn nên đọc
-
Microsoft ngừng hỗ trợ DRM cũ trên Windows Media Player, Windows 7/8, Silverlight
-
OpenDNS là gì, những ưu điểm, nhược điểm của OpenDNS
-
Crucial ra mắt mẫu SSD Gen4 NVMe mới giúp Windows khởi động nhanh hơn Samsung, WD
-
Age of Empires Mobile chốt thời điểm ra mắt chính thức trên iOS và Android
-
5 cách khởi chạy nhanh chương trình trên Windows
-
Shazam kỷ niệm cột mốc bài hát thứ 100 tỷ được nhận dạng cùng nhiều kỷ lục ấn tượng khác
0 Bình luận
Sắp xếp theo
Xóa Đăng nhập để Gửi
Cũ vẫn chất
-
Cách tải, cài đặt và cập nhật driver microphone Win 10
Hôm qua -
Hướng dẫn sửa lỗi WinRAR diagnostic messages, file nén tải về bị lỗi
Hôm qua 1 -
Lời chúc Valentine ngọt ngào cho người yêu ở xa
Hôm qua -
Cách tự động chỉnh kích thước bảng Word
Hôm qua -
Cách sửa lỗi Android Auto không hoạt động
Hôm qua -
Cách thêm điểm dừng tab trong Google Docs
Hôm qua -
Những điều bạn không nên chia sẻ trên mạng xã hội
Hôm qua -
Hướng dẫn chỉnh sửa địa điểm trên Google Maps
Hôm qua -
Cách di chuyển bảng trong Word
Hôm qua -
Hướng dẫn đặt xe trên Be, gọi xe ôm trên ứng dụng Be
Hôm qua