Việc nhận diện những thông tin sai lệch giúp bạn tiết kiệm tiền bạc và bảo vệ sức khỏe của mình.
Màng loa bằng kim cương. (Ảnh: Polymer Logic).
Trong cuộc sống luôn tồn tại những thông tin sai hoặc thiếu, làm ảnh hưởng đến quan niệm và cách sống của mỗi người.
Chẳng hạn "tiêu thụ hàng hóa hợp pháp là tốt" - mệnh đề này có vẻ đúng nhưng thực ra thiếu. Hút thuốc lá là hợp pháp, nhưng có hại cho sức khỏe. Vậy mệnh đề này phải được sửa lại là "tiêu thụ hàng hóa hợp pháp là tốt cho nền kinh tế".
Trong lĩnh vực âm thanh cũng có rất nhiều thông tin tương tự như ví dụ trên. Các nhà sản xuất thường tận dụng điều này để thu được lợi nhuận nhiều nhất có thể. Việc phân biệt đúng - sai các mệnh đề như "màng loa phải càng cứng càng tốt" hay "tần số đáp ứng cao hơn thì tốt hơn"… không những bảo vệ thính giác mà còn giúp bạn tiết kiệm được khoản tiền không nhỏ khi mua sắm những thiết bị âm thanh phù hợp với nhu cầu và khả năng của bản thân.
Âm thanh quá to là tác nhân chính của việc nghe kém.
Dưới đây là một số quan niệm sai lầm thường gặp theo trang web Digital Recordings:
Âm thanh lớn không gây nguy hiểm, chừng nào tai bạn chưa cảm thấy đau.
Không đúng.
Ngưỡng đau của con người ở khoảng 120dB đến 140dB, tuy nhiên, âm thanh bắt đầu ảnh hưởng đến thính giác của bạn khi ở mức 85dB (trong khoảng thời gian 8 giờ liên tục).
Hiện tượng thính giác giảm sau khi nghe âm thanh quá lớn chỉ là tạm thời.
Không đúng.
Một vài trong số đó sẽ tồn tại lâu dài hay thậm chí mãi mãi. Triệu chứng của hiện tượng này là xuất hiện tiếng động lạ, ù tai liên tục hoặc gặp khó khăn khi sử dụng điện thoại.
Nghe kém là hiện tượng do tuổi tác gây ra.
Không đúng.
Những nghiên cứu gần đây cho thấy âm thanh quá to là nguyên nhân chủ yếu gây ra hiện tượng nghe kém.
Nghe kém có thể được chữa khỏi bằng liệu pháp chữa trị.
Không đúng.
Dù tiến bộ khoa học có thể giúp cải thiện phần nào, nhưng khả năng thính giác không thể hồi phục hoàn toàn và vẫn còn kém xa so với ban đầu.
Điều này không những ảnh hưởng đến công việc của nhạc sĩ, ca sĩ, điện thoại viên, kỹ sư âm thanh… mà còn "cướp" đi khả năng cảm thụ âm nhạc của bạn.
Âm thanh lớn chỉ ảnh hưởng đến khả năng nghe.
Không đúng.
Việc nghe âm thanh quá to nói chung gây những ảnh hưởng tiêu cực đến cơ thể bạn, có thể kể đến như làm thay đổi nhịp tim, thời gian đáp ứng của cơ thể với môi trường xung quanh, phát sinh chứng ảo tưởng