10 sản phẩm chip sau đây được đánh giá là những sản phẩm cột mốc quan trọng trong lịch sử ngành công nghiệp sản xuất bộ vi xử lý, trước khi có Ivy Bridge của Intel.
“Chip” có vẻ chỉ là một phần tử rất nhỏ, song với sức mạnh bộ vi xử lý, chip lại là tất cả.
Intel là hãng đầu tiên trên thị trường có bộ vi xử lý chip đơn đầu tiên, Intel 4004. Ngày nay, Intel sở hữu phần lớn thị trường bộ vi xử lý. Công ty vừa giới thiệu dòng chip mới nhất Ivy Bridge. Và sau đây là 10 sản phẩm chip được đánh giá là những sản phẩm cột mốc quan trọng trong lịch sử bộ vi xử lý.
Intel 8086
Ra mắt: 1976
Intel 8086 là “cha” của thế hệ chip x86. Nó ra đời năm 1976 nhưng đến năm 1978 mới được công bố. Chip này do Stephen Morse, một kỹ sư phần mềm thiết kế. 8086 không chỉ có tác động lâu dài với ngành công nghiệp chip và bộ vi xử lý, mà nó còn có sức mạnh đến ngày nay. Chip 8086 vẫn được dùng trên tàu vũ trụ con thoi Space Shuttle Discovery cho đến khi tàu con thoi này chính thức “về hưu” hồi năm ngoái.
Intel 386
Ra mắt: 1985
Là một thành viên của x86, Intel 386 là một trong những sản phẩm vinh quang nhất. Đây là loại chip x86 32-bit đầu tiên khi nó được giới thiệu vao fnăm 1985, dễ dàng thực hiện nhiều nhiệm vụ trong khi vẫn duy trì tốc độ nhanh. Chip này đã hưởng lợi từ công nghệ bộ nhớ ảo và hỗ trợ gỡ rối phần cứng. 386 cũng hưởng lợi nhờ các quyết định thông minh của Intel. Andy Grove, CEO lúc đó của Intel, đã không cấp phép chip này cho các nhà sản xuất khác, buộc các nhà sản xuất PC như Compaq và IBM phải mua trực tiếp từ Intel.
Sun SPARC
Ra mắt: 1987
Cấu trúc của SPARC không độc quyền của Sun, nhưng nó có mối quan hệ lâu dài nhất của các nhà sản xuất đã cấp phép nó. Dòng chip SPARC của Sun dường như là sản phảm cuối cùng của cấu trúc chip 64-bit RISC cũ – loại cấu trúc đã bị lu mờ trước loạt chip x86 của AMD và Intel.
S3 86C911
Ra mắt: 1991
Chip đồ hoạ này đã kích thích, tạo ra một thị trường cho vi xử lý đồ hoạ độc lập. Không m ay, bản thân S3 đã không sống sót nguyên vẹn, nó đã bán mảng đồ hoạ của nó cho một liên doanh với Via Technologies dưới cái tên S3 Graphics.
DEC Alpha
Ra mắt: 1992
Alpha AXP nhận ra nhu cầu tốc độ của người dùng và đã được DEC phát triển. Đây là một cấu trúc chip có khả năng chạy nhanh gấp đôi bất cứ loại chip nào ngày đó. Alpha đã được Microsoft sự lựa cho hệ điều hành Windows NT. DEC còn đánh cược rằng Alpha sẽ vượt qua dòng x86 của Intel. Nhưng cuối cùng nó lại phải chịu một số phận thê thảm. Compaq đã mua lại DEC và giết chết Alpha.
ARM6
Ra mắt: 1992
Apple đã dùng ARM6 để đặt nền tảng cho Newton, và cấu trúc của ARM6 đã vượt qua DEC, Intel, tiến hoá thành StrongARM, cấu trúc chip xách tay thành công duy nhất của Intel trong hàng chục năm qua.
Intel Pentium
Ra mắt: 1993
Pentium là chip đầu tiên của vi xử lý x86 có một cái tên thích hợp. Dù nó không nổi bật lắm song lại gắn bó lâu dài với x86. Tên gọi Pentium được nhiều người tiêu dùng và doanh nghiệp biết đến.
3DFX Voodoo
Ra mắt: 1996
Điểm thần kỳ của 3DFX Voodoo chính là đó là chip đồ hoạ 3D đầu tiên. Và chính chip này đã khiến thị trường game 3D bùng nổ. 3DFx nổi tiếng và có công lớn, nhưng sau đó đã bị bán cho Nvidia.
AMD K6
Ra mắt: 1997
Giá cả là lý do khiến K6 của AMD gây tổn thương cho chip Pentium II vốn rất thành công. K6 tương thích tốt với các đối thủ của Intel, đưa nó vào vị trí tuyệt vời trong bo mạch Socket 7 từng rất nổi tiếng tại thời điểm ra mắt năm 1997. Không chỉ là giá cả, mà K6 đã giúp AMD đưa sản phẩm chip của hãng trở nên có tiếng tăm trên thị trường.
AMD Opteron
Ra mắt: 2003
Vinh quang của dòng vi xử lý dựa trên thế hệ chip x86 64-bit đầu tiên đã chuyển sang AMD Opteron. Chip này tiến thẳng vào các máy chủ và máy trạm, đưa nó trở thành đồng hạng với dòng Xeon của Intel. Chính khả năng của Opteron trong việc nâng cấp AMD Opteron lên 64-bit dù vẫn đang ở cấu trúc 32-bit mà vẫn giữ nguyên tốc độ đã mang lại thành công cho dòng chip này.