Kính 3D thụ động cho chất lượng hình ảnh sáng hơn 3 lần so với kính màn trập ở 3D chủ động nhưng độ phân giải hình ảnh tới mỗi mắt lại thấp hơn.
TCO Development, một tổ chức chuyên kiểm nghiệm và đưa ra các chứng nhận về sản phẩm công nghệ, mới đây đã công bố bản nghiên cứu về sự khác nhau giữa hai công nghệ 3D chủ động và 3D thụ động đang được sử dụng trên HDTV hiện nay.
Nghiên cứu của TCO có được nhờ vào sự so sánh về các hiệu ứng thị giác giữa loại kính chuyên dụng màn trập động và kính sử dụng công nghệ thụ động FPR đối với việc xem 3D. Kết quả cho thấy hai công nghệ 3D trên đã đem lại những hiệu ứng thị giác khác hẳn nhau.
Hiện tượng nhiễu hình Cross-talk
Cross-talk (hay còn gọi là hiện tượng bóng ma hay hình ảnh bị nhân đôi) đã được TCO kiểm nghiệm bằng việc đo sự sai khác giữa các kênh hình ảnh trái và phải riêng biệt ở nhiều góc nhìn khác nhau đối với màn hình, lên tới 30 độ so với cả phương thẳng đứng và nằm ngang.
Ở cả hai loại kính, hiện tượng cross-talk đều giảm đi khi người xem để ngang kính (đầu thẳng đứng) thay vì nằm ngang. Tuy nhiên nếu đo theo chiều dọc kính thụ động sẽ gặp hiện tượng cross-talk cao hơn khi góc nghiêng lên tới 15 độ.
Kết luận được đưa ra của TCO là độ nghiêng và vị trí xem chính là yếu tố quan trọng khi sử dụng TV 3D dùng kính thụ động.
Độ sáng
Do sự khác nhau giữa công nghệ truyền dẫn sáng của hai loại kính nên độ sáng ở kính chuyên dụng dành cho TV 3D thụ động cao gấp 3 lần so với kính ở TV 3D chủ động.
Tuy nhiên, mắt người có khả năng thích nghi với ánh sáng ở mức độ trung bình nên sự khác biệt nhiều lớn về độ sáng khó để người xem cảm thấy rõ ràng. Nhưng độ sáng cao hơn sẽ giúp cho hình ảnh trở nên tốt hơn. Ngoài ra các yếu tố như độ phân giải, độ tương phản, độ sâu đen của hình ảnh cũng góp phần làm cho hình ảnh 3D trở nên chất lượng hơn đối với cả hai loại kính 3D.
Độ phân giải của mỗi kính ở chế độ 3D
Kính phân cực thụ động trên TV 3D bắt buộc phải hy sinh độ phân giải theo chiều dọc để giúp cho để hiển thị được hình ảnh cho mỗi mắt. Bởi vậy một kính chuyên dụng ở TV 3D thụ động (với độ phân giải 1.920 x 1.080 pixel ở chế độ 2D) sẽ sẽ chỉ còn độ phân giải 1.920 x 540 pixel dành cho mỗi mắt khi hiển thị 3D. Trong khi đó, hình ảnh ở mỗi mắt kính 3D chủ động cùng là 1.920 x 1.080 pixel Full HD.
Như vậy nếu ở cùng một hình ảnh với độ phân giải tương đương, mức độ chỉ tiết ở chế độ 3D sẽ cao hơn 2D. Điều này đồng nghĩa với việc xem 3D bằng cả hai dạng thụ động và chủ động đều sẽ tốt hơn so với việc xem bằng mỗi một mắt.
Ảnh hưởng của 3D tới sức khỏe
TCO chưa đưa ra bất kỳ kết luận nào về việc ảnh hưởng của 3D tới sức khỏe của người xem. Dù trước đó đã từng có thông tin và lời phàn nàn về việc xem TV 3D gây cảm giác khó chịu.