Dù là một videophile chính hiệu hay chỉ là một người thích xem phim, những màn hình này đủ thỏa mãn sự cầu kỳ về hình ảnh của người xem.
Từ các TV áp dụng chuẩn hình ảnh cinema THX như Panasonic Viera TH-P50V11A hay thiên về tốc độ quét hình 200 Hz như Sony Bravia KDL-46Z5500 đến các màn LCD với công nghệ rất thông thường, những mẫu dưới đây vẫn đảm chất lượng hình ảnh, để không làm người mua thất vọng.
1. Pioneer Kuro KRP-500A (50 inch Plasma)
Pioneer Kuro KRP-500A thiết kế cổ điển. Ảnh: Tiscali.
Ưu điểm: Thiết kế màu đen cổ điển, hình ảnh đạt sâu như 3 chiều, âm thanh sắc nét nhưng vẫn khá ấm, nhiều điều chỉnh A/V tiện dụng, kích thước khá mỏng.
Nhược điểm: Chuyển từ máy tính vẫn mờ, cổng Component chỉ hỗ trợ đến 1080i, chân đế không quay được, không có cổng HDMI cạnh.
Nhận xét: Phiên bản Pioneer Kuro KRP-500A xứng đáng là một trong những màn hình có chất âm và hình thuộc hàng xuất sắc nhất trong số các màn HD. Thêm vào đó giá thành lại không quá đắt đỏ.
2. Sony Bravia KDL-46Z5500 (46 inch LCD)
Sony Bravia Z5500 có độ sắc nét tổng thể tốt. Ảnh: Lesnumeriques.
Ưu điểm: Độ sắc nét tổng thể tốt, màu đen sâu, hình ảnh chuyển động khá mượt mà, thiết kế hiện đại, hỗ trợ AVCHD 1090p, IDTV, 4 cổng HDMI 24p, giao diện biểu tượng dễ hiểu.
Nhược điểm: Không hỗ trợ nội dung web, cổng Ethernet ở vị trí không thuận tiện, không hỗ trợ DivX.
Nhận xét: Phiên bản Sony Bravia KDL-46Z5500 dù có không hỗ trợ đầy đủ nội dung Internet nhưng về mặt tính năng và cấu hình thì màn này cũng vẫn xứng tầm hàng đẳng cấp.
3. Samsung UA46B7000 (46 inch LCD)
Samsung B7000 có độ sắc nét và màu đen tốt. Ảnh: Thongtincongnghe.
Ưu điểm: Độ sắc nét và màu đen tốt, âm thanh rõ nét, thiết kế siêu mỏng chỉ 29,9 mm, chơi đa phương tiện không dây, 4 cổng HDMI, hỗ trợ các Yahoo widget.
Nhược điểm: Màu đen không đủ sâu nếu tắt chế độ tối cục bộ, ánh sáng nền không được đồng đều, không hỗ trợ tìm kiếm trên YouTube, giá thành khá đắt đỏ.
Nhận xét: Phiên bản Samsung UA46B7000WM đại diện cho thế hệ TV công nghệ mới với các kết nối đa dạng cũng như tính năng âm thanh hình ảnh khá xuất sắc.
4. Panasonic Viera TH-P50V11 (50 inch Plasma)
Panasonic V11 màu sắc rực rỡ.
Ưu điểm: Màu đen sâu, các màu khác khá rực rỡ, hình ảnh chuyển động mượt mà, thiết kế tấm liền hiện đại, hỗ trợ chơi AVCHD, 4 cổng HDMI.
Nhược điểm: Chất lượng hình ảnh phân giải thường còn mờ, các cổng Component và PC không hỗ trợ phân giải tối đa.
Nhận xét: Phiên bản Viera TH-P50V11 xứng đáng là đối thủ về hình ảnh của dòng Kurro danh tiếng dù vẫn còn nhiều nhược điểm.
5. Samsung LA46B750 (46 inch LCD)
Samsung B750 màu sắc phong phú. Ảnh: Com.
Ưu điểm: Hình ảnh sắc nét, màu sắc phong phú, tốc độ quét hình ấn tượng 200 Hz, hỗ trợ DLNA, Yahoo widget, YouTube, mạng không dây 802.11n, 4 cổng HDMI.
Nhược điểm: Âm trầm yếu, chất lượng file MP3 hơi kém, bộ nhớ trong ít.
Nhận xét: Phiên bản Samsung LA46B750U1M là một mẫu màn hình HD thông dụng với chất lượng hình ảnh tốt và nhiều tính năng. Tuy nhiên, cần cải thiện hơn vấn đề âm thanh.
6. Samsung PS50B850 (50 inch Plasma)
Samsung B850 hình ảnh trong và sắc nét. Ảnh: CBSI.
Ưu điểm: Hình ảnh trong và sắc nét, màu sắc tự nhiên, hỗ trợ YouTube, DLNA, Wi-Fi, thiết kế đẹp.
Nhược điểm: Kết nối quá sát nhau và nhỏ, lớp sơn phủ dễ dây bẩn và bị xước.
Nhận xét: Phiên bản Samsung PS50B850Y1M là màn Plasma mỏng khá hợp lý với chất hình xuất sắc và công nghệ tiên tiến cập nhật đầy đủ.
7. LG 47SL90 (47 inch LCD)
LG 47SL90 thiết kế đẹp mắt. Ảnh: Scene7.
Ưu điểm: Màu sắc chính xác, chất lượng hình ảnh HD sắc nét, thiết kế đẹp mắt, nhiều tùy chỉnh, hỗ trợ đa phương tiện qua cổng USB, Bluetooth, 7 cổng vào (gồm cả HDMI) hỗ tợ phân giải tối đa 1080p.
Nhược điểm: Sơn màu đen trông xỉn, hình ảnh độ phân giải chuẩn hơi mờ, âm trầm yếu, màn hình bị lóa.
Nhận xét: LG 47SL90 nổi bật với độ mỏng chỉ 29,3 mm và kết nối Bluetooth, tuy nhiên, chất lượng hình ảnh và âm thanh thì còn cần phải cải tiến hơn.
8. Panasonic Viera TH-L37V11S (37 inch LCD)
Panasonic Viera V11S góc nhìn lớn. Ảnh: Vietcms.
Ưu điểm: Chất lượng hình ảnh nói chung sắc nét, chuyển động mượt mà dù tốc độ quét hình chỉ 100 Hz, góc nhìn lớn, 4 cổng HDMI, thiết kế đẹp mắt.
Nhược điểm: Giảm nhiễu làm hình ảnh mờ đi, thiếu nhiều tùy chỉnh hình ảnh tiên tiến, các cổng PC và Component không hỗ trợ phân giải tối đa.
Nhận xét: Dù còn nhiều tính năng cần cải tiến nhưng màn 37 inch này của Panasonic vẫn nổi bật nhờ khả năng cho hình ảnh sắc nét và mượt mà thuộc hàng cao cấp trên thị trường.
9. Philips 56PFL9954 (56 inch LCD)
TV Philips nổi bật với tỷ lệ màn hình 21:9. Ảnh: Slashgear.
Ưu điểm: Hình ảnh rực rỡ, trong, tỷ lệ ấn tượng 21:9 như ngoài rạp, hỗ trợ chơi video trên YouTube, tích hợp trình duyệt web, hỗ trợ chơi file đa phương tiện qua DLNA, 802.11b/g Wi-Fi, 5 cổng HDMI 24p, công nghệ chống mỏi mắt Ambilight tiện dụng.
Nhược điểm: Hiệu ứng nhân tạo đôi khi thấy rõ, dịch vụ web còn chậm, giá thành khá đắt đỏ nhất là chỉ công nghệ LCD thường chứ không phải LED, thời gian khởi động lâu.
Nhận xét: Màn Philips Cinema 21:9 mang lại một trải nghiệm xem phim mới đầy ấn tượng như xem rạp, tuy nhiên, với giá thành như vậy, có thể chọn những màn hình tỷ lệ 16:9 hữu dụng hơn.
10. Sharp Aquos LC-40LE700 (40 inch LCD)
TV LED đầu tiên của Sharp có màu đen sâu. Ảnh: Vietcms.
Ưu điểm: Màu đen khá sâu, hình ảnh rực rỡ, sáng sủa, sắc nét, 4 cổng HDMI, giá thành hợp lý cho một TV LED, tiết kệm năng lượng.
Nhược điểm: Đôi lúc vẫn có hiện tượng nhòe hình, màu sắc thi thoảng hơi lệch, âm trầm yếu, chân đế cố định.
Nhận xét: Với phiên bản mới, Sharp hy vọng mang đến một thế hệ TV LED Aquos gần gũi và rẻ tiền hơn với đại đa số người dùng.