Hành trình 10 năm của "đế chế" Google

Khi Lary Page và Sergey Brin sáng lập Google vào ngày 7 tháng 9 năm 1998, họ chỉ có tài năng, bốn chiếc máy tính và một khoản đầu tư trị giá 100.000 USD, đặt cược vào niềm tin của mình rằng: công cụ tìm kiếm trực tuyến có thể thay đổi cả thế giới.

Một đế chế sau 10 năm

Điều này 10 năm trước nghe thật ngớ ngẩn, nhưng giờ thì hãy xem: Google sở hữu một mạng lưới máy tính khổng lồ, gồm gần 20.000 nhân viên, có giá thị trường 150 tỷ USD và trên hết là sở hữu khả năng định hướng phương tiện truyền thông, marketing và công nghệ.

Có lẽ nhiệm vụ lớn nhất của Google trong thập kỷ tiếp theo sẽ là tiếp tục theo đuổi tham vọng vô bờ của mình song song với việc tránh khơi mào bất kỳ sự phản ứng dữ dội nào có thể kéo lùi công ty.

Với kế hoạch hoạt động như vậy, Google không thể không đối mặt với những thách thức từ chính phủ và các đối thủ cạnh tranh” dẫn lời Danny Sullivan, người đã theo Google từ những ngày đầu và giờ đây là Tổng biên tập của SearchEngineLand.

Sự bành trướng của Google trong việc kiểm soát hầu hết các dòng dung lượng Internet và quảng cáo đã dấy lên lo ngại về sự độc quyền.

Trong tương lai, các quy định và kiểm soát ngặt nghèo đối với sự mở rộng của Google có lẽ sẽ ngày càng tăng. Thậm chí ngay bây giờ, luật chống độc quyền của Mỹ cũng khiến kế hoạch bán quảng cáo cho Yahoo của Google trở nên khó khăn hơn.

Những nhà hoạt động “bảo vệ sự riêng tư” thì lại tập trung tấn công vào việc Google sở hữu thông tin nhạy cảm của hơn 650 triệu người sử dụng công cụ tìm kiếm cũng như các dịch vụ trực tuyến khác của hãng như YouTube, Maps và Gmail. Nếu động thái này tạo đà cho việc ban hành luật hạn chế việc thu thập dữ liệu của Google, công cụ tìm kiếm của hãng này sẽ trở nên ít hiệu quả hơn cũng như hệ thống quảng cáo của hãng sẽ mang lại ít lợi nhuận hơn.

Để bảo vệ quyền lợi của mình, Google đã thuê một đội ngũ vận động hành lang lái sự chú ý của các nhà lập pháp và tăng cường quan hệ công chúng nhằm truyền bá ý tưởng rằng việc quản lý hướng tới việc chinh phục các lĩnh vực mới.

Liên tục mở rộng ảnh hưởng

Ảnh: Reuters.
John Battelle - tác giả một quyển sách về Google, chủ sở hữu công ty truyền thông Federated (một công ty chuyên xuất bản và quảng cáo thông quan Internet) nhận xét “Google sẽ tiếp tục nỗ lực mở rộng biên giới hoạt động”.

Một ví dụ mới nhất về sự bành trướng không giới hạn của Google là đợt phát hành Chrome – cách tay đắc lực giúp công cụ tìm kiếm cũng như các dịch vụ trực tuyến khác của hãng trở nên dễ tiếp cận và hấp dẫn hơn. Tuy nhiên không phải lúc nào hoạt động của hãng cũng diễn ra thuận lợi, cũng có những sản phẩm bị rơi vào quên lãng và chết yểu trên thế giới mạng.

Bành trướng sang lĩnh vực điện thoại di động và các thiết bị di động khác đang là ưu tiên hàng đầu trong chương trình nghị sự của ban quản lý trong 10 năm tới.

Tuy nhiên bên cạnh đó, hãng còn có tham vọng tạo ra phiên bản kỹ thuật số cho tất cả các cuốn sách trên thế giới, thiết lập sổ y bạ điện tử cho mọi người, thay thế năng lượng hóa thạch, bán chương trình máy tính cho các doanh nghiệp thông qua Internet, và cải tiến công cụ tìm kiếm.

Tại thời điểm này nhiều người nghĩ chúng tôi quá tự phụ, tuy nhiên không nên để câu hỏi “chúng ta phải đi bao xa nữa” giới hạn mình” dẫn lời Craig Silverstein – giám đốc công nghệ của Google và là nhân viên đầu tiên được thuê bởi Page và Brin.

Page và Brin, cả hai đều 35 tuổi và mỗi người hiện tại sở hữu 19 tỷ USD, từ chối phỏng vấn cho câu chuyện này. Nhưng họ chưa bao giờ nghi ngờ việc Google luôn hướng tới điều tốt đẹp – một triết lý sống được nhấn mạnh bởi khẩu hiệu của tập đoàn “Don’t be Evil - Đừng là kẻ xấu”.

"Ông kẹ" về quảng cáo trực tuyến

Hiện tại Google đang dẫn đầu cả lĩnh vực tìm kiếm và quảng cáo trực tuyến, cụ thể hãng này nhận được cả thay gần 2/3 tổng lượng yêu cầu tìm kiếm trực tuyến, công ty nghiên cứu thị trường eMarketer cho hay.

Vị thế thống trị đã giúp Google thu về hơn 48 tỉ USD từ quảng cáo Internet từ năm 2001 tới nay. Tuy nhiên hãng này không giữ tất mà phải chi 15 tỷ USD tiền hoa hồng cho các trang Web chạy quảng cáo của hãng cũng như hỗ trợ cho các điểm đến trực tuyến lớn như AOL, Ask.com và MySpace.

“Google là ôxy trong hệ sinh thái này” Battelle nói.

Công ty cũng hy vọng sẽ thu hút thêm nhiều quảng cáo hơn nữa từ thương vụ lớn nhất trong lịch sử ngắn ngủi của mình: vụ chuyển nhượng dịch vụ marketing trực tuyến DoubleClick trị giá 3,2 tỷ USD vừa được hoàn thành 6 tháng trước.

Google cũng cố gắng kiếm chác nhiều hơn từ vụ chuyển nhượng lớn thứ hai: YouTube, kênh video lớn nhất trên Internet hiện nay. Dự tính YouTube sẽ mang về 200 triệu USD doanh thu năm nay, con số mà theo các nhà phân tích vẫn còn rất khiêm tốn so với tiềm năng thực sự của trang web video này.

Về lâu về dài, chủ tịch Google Eric Schmidt muốn toàn bộ công ty sẽ tạo ra 100 tỷ USD hàng năm, giúp hãng sánh ngang với hai công ty công nghệ thông tin lớn nhất hiện hay là Hewlett-Packark và IBM. Năm nay, lần đầu tiên Google vượt qua ngưỡng 20 tỷ USD doanh thu.

Schmidt, 53 tuổi, người trở thành giám đốc điều hành của Google vào năm 2001, có vẻ quyết tâm vươn tới mục tiêu của mình. Ông, Brin và Page đã ký thỏa thuận không chính thức cam kết sẽ ở lại công ty cho tới năm 2024, ít nhất là như vậy.

Tuy nhiên cũng có một vài đối thủ đang quyết tâm phá ngang Google. Điển hình như vụ kiện xâm phạm bản quyền trên YouTube của Viacom, bắt Google phải bồi thường 1 tỷ USD hay việc Microsoft đưa ra lời muốn mua YouTube với giá 47,5 tỷ USD trong năm nay nhằm lật đổ Google.

Mặc dù Microsoft đã rút lại lời đề nghị mua Yahoo, nhưng một vài nhà phân tích vẫn cho rằng không sớm thì muộn hai công ty này có thể sẽ hợp tác với nhau nếu cả hai vẫn trượt dài sau Google.

Ý nghĩ Microsoft bỏ ra nhiều thời gian lo lắng về Google thực sự là điều không tưởng vào tháng 9 năm 1998, khi Page và Brin quyết định chuyển dự án nghiên cứu tốt nghiệp của mình tại trường đại học Stanford thành một công ty chính thức.

Ý tưởng bắt nguồn từ sự... bất tiện

Page, sinh viên đại học Michigan, và Brin – một cựu sinh viên trường đại học Maryland, bắt đầu hoạt động trong lĩnh vực tìm kiếm trực tuyến – nguyên được gọi là BackRub- từ năm 1996 bởi họ tin rằng có rất nhiều nội dung quan trọng đã không được tìm thấy trên mạng. Vào thời điểm đó, các công ty đứng sau các công cụ hỗ trợ tìm kiếm trực tuyến lớn như Yahoo, AltaVista và Excite lại đang tăng cường tập trung xây dựng các trang web đa chức năng.

Thời điểm đó việc tìm kiếm trên mạng không được coi trọng. Page và Brin thậm chí còn không thể tìm được ai sẵn sàng trả vài triệu USD cho công nghệ của mình. Thay vào đó, họ nhận được một khoản đầu tư 100.000 USD từ một nhà sáng lập của Sun Microsystems là Andy Bechtolsheim, và phải đệ trình giấy giờ hợp tác để có thể đổi tờ séc đó ra tiền để lập nên Google. Với bản tính nghịch ngợm của các chuyên gia toán học và máy tính, họ đã chơi chữ, sử dụng một thuật ngữ trong toán học “googol” (10100) để đặt tên cho công ty mình: GOOGLE.

Sau này, họ đã gom được tổng 26 triệu USD từ gia đình, bạn bè và các quỹ đầu tư để gây dựng công ty và trả tiền các bữa ăn và snack miễn phí cho nhân viên.

Ngay cả khi đã chính thức trở thành một công ty vào năm 1998, Google vẫn tiếp tục hoạt động tại phòng ký túc xá của hai nhà sáng lập tại trường Stanford.

Tổng hành dinh Google từng nằm trong... ký túc xá

Giống như trang chủ Google siêu đơn giản, bản thân công ty cũng rất gọn nhẹ. Phòng của Page được biến thành một “nông trường máy chủ” với 3 máy tính chạy công cụ tìm kiếm, thứ xử lý khoảng 10.000 lượt tìm kiếm trên ngày so với 1,5 triệu lượt trên ngày hiện nay. Trụ sở công ty là phòng của Brin ở khu ký túc xá kế bên, nơi hai người và Silverstein vật lộn điều hành một máy tính khác để nhanh chóng đưa ra mã chương trình.

Sau vài tuần kể từ lúc thành lập, Google chuyển về một gara của công viên Menlo, California, chủ sở hữu là Susan Wojcicki, người đã trở thành một nhà điều hành Google và giờ là chị vợ của Brin (Google đã mua lại ngôi nhà này vào năm 2006). Thậm chí ngay từ năm 1998, hãng đã có đồ ăn miễn phí cho nhân viên – thường là các túi kẹo M&M và bánh Silverstain tự làm.

Trở lại ngày nay: Công ty hiện đang sử dụng trụ sở chính với diện tích 1,5 triệu foot vuông (xấp xỉ 140.000m2) gọi là “Googleplex” – cùng với 24 văn phòng tại Mỹ và vô số trung tâm tại hơn 30 quốc gia khác. Và công cụ tìm kiếm trực tuyến của hãng – được tin là liên kết với ít nhất 40 tỷ trang Web – giờ đang chạy trên hàng trăm ngàn máy tính được giữ tại các trung tâm dữ liệu khổng lồ trên toàn thế giới.

Sự lớn mạnh này đã làm Silverstain sững sờ, bởi mục tiêu ban đầu của ông chỉ là giúp Goolge thành công tới mức có thể thuê được 80 nhân viên.

Silverstein phát biểu “Việc một vài người sợ khi một công ty phát triển quá lớn cũng là bình thường. Tất cả những gì chúng tôi có thể làm là trung thực hết sức mình. Chúng tôi không có ác ý hay các kế hoạch mờ ám khiến bạn trở thành nô lệ của chúng tôi. Tuy nhiên, có những người không bao giờ tin vào điều đó.”

Thứ Ba, 09/09/2008 10:47
31 👨 403
0 Bình luận
Sắp xếp theo
    ❖ Tổng hợp