Thế giới ảo giờ đây không chỉ là sân chơi của những game thủ mà nó còn là nơi để các tội phạm tin học tìm đến để rửa tiền và ăn cắp dữ liệu.
Trong một bài báo với tựa đề “An ninh trong thế giới ảo với những cuộc tấn công thật – thách thức trước sự phát triển trò chơi trực tuyến”, giáo sư Igor Muttik đã nói: Trò chơi về Quản lý tài chính đã bị đột nhập bởi một tin tặc, kẻ đang cố gắng che giấu khoản lợi nhuận mờ ám của mình thông qua việc đổi tiền ảo trên mạng. Khi tài khoản của trò chơi bị đột nhập, những kẻ tấn công sẽ chuyển các khoản tiền chúng lấy cắp thành tiền ảo và sau đó lại thực hiện một chu trình ngược lại là chuyển các đồng tiền ảo đó sang tiền thật.
Những người có mưu đồ bất lương này có vô số cách để lừa đảo nạn nhân và lấy cắp dữ liệu cá nhân trong thế giới ảo. Ví dụ, chúng sẽ tận dụng lỗi trong bộ xử lý của game online để cài các loại virus. Khi người chơi truy cập vào game, những virus này sẽ tự động đi vào và nhân rộng trong máy chơi game của nạn nhân. Ngoài ra, bọn tin tặc còn tấn công phishing hay gửi thư rác để lừa đảo các thành viên truy cập vào các website bẩn.
Loại virus ăn cắp dữ liệu được các hacker sử dụng phổ biến và được nhân bản rất rãi nhất là Trojans. Chúng được cài đặt trái phép vào máy tính của bạn với mục đích đánh cắp thông tin – điều này đồng nghĩa với việc những thông tin “nhạy cảm” như: password, mã số tín dụng, ... sẽ được “chia sẻ” với mọi người.
Đó chưa phải là tất cả; còn có vô vàn những mánh khóe được bọn tin tặc sử dụng để lừa đảo trong thế giới ảo. Chắc hẳn mọi người vẫn còn nhớ phần mềm chuyên đánh cắp mật khẩu của những tựa game online nổi tiếng là World of Warcraft đã đánh sập toàn bộ dữ liệu trong server của người sử dụng năm 2005. Do một lỗi trong thiết kế của trò chơi đã bị bọn hacker tận dụng và phát tán viruts đến toàn bộ các máy chơi game.
Do thế giới ảo là một thế giới ngầm cho nên rất khó kiểm soát, để bảo vệ chính mình những game thủ hãy cảnh giác với những mánh khóe của tin tặc.
Hacker nhắm đến thế giới ảo
551
Bạn nên đọc
-
Chạy Linux từ ổ USB Flash
-
Microsoft ngừng hỗ trợ DRM cũ trên Windows Media Player, Windows 7/8, Silverlight
-
5 cách khởi chạy nhanh chương trình trên Windows
-
Crucial ra mắt mẫu SSD Gen4 NVMe mới giúp Windows khởi động nhanh hơn Samsung, WD
-
Shazam kỷ niệm cột mốc bài hát thứ 100 tỷ được nhận dạng cùng nhiều kỷ lục ấn tượng khác
-
Khắc phục kết nối Internet sau khi bị nhiễm virus
0 Bình luận
Sắp xếp theo
Xóa Đăng nhập để Gửi
Cũ vẫn chất
-
Cách chèn khoảng trống trong HTML
Hôm qua -
20+ cách giải phóng RAM trên máy tính Windows 10, reset RAM Win 10 đơn giản nhất
Hôm qua -
Số 44 là gì? Ý nghĩa của con số 44
Hôm qua -
Hàng ngày hay hằng ngày? Khi nào dùng 'hàng ngày', khi nào dùng 'hằng ngày'
Hôm qua -
Mảng (Array) trong C/C++
Hôm qua 1 -
Cách phân biệt tin giả tin thật? Làm gì khi thấy tin giả trên không gian mạng
Hôm qua -
Đọc/ghi File trong C++ | fstream trong C++
Hôm qua 1 -
TOP 9 trang web hỗ trợ biên dịch lập trình C/C++ online
Hôm qua -
Cách dịch trang web trên Safari sang tiếng Việt
Hôm qua -
Code Goose Goose Duck mới nhất 12/2024
Hôm qua