Hai nền công nghiệp điện tử mạnh nhất thế giới Nhật Bản và Hàn Quốc đang hứng chịu hậu quả của khủng hoảng kinh tế, điển hình là thua lỗ, sa thải, phá sản, đóng cửa nhà máy.
Tính đến nay, hầu hết tất cả các hãng điện tử công nghệ trên thế giới đều đã phải cắt giảm nhân sự do tình hình kinh doanh tồi tệ. Bị ảnh hưởng nặng nề nhất đến giờ này có lẽ là những doanh nghiệp của Hàn Quốc và Nhật Bản. Bản danh sách này chắc chắn sẽ còn dài hơn nữa trong những tháng sắp tới.
Nhật Bản
Panasonic
Theo bản tin của Bloomberg phát ngày 4/2/2009, hãng sản xuất hàng điện tử tiêu dùng lớn nhất Nhật Bản, đồng thời cũng là lớn nhất thế giới – Panasonic Corp đã tuyên bố sẽ sa thải 15.000 việc làm và dự báo khoản thua lỗ đầu tiên trong vòng 6 năm qua với mức thiệt hại có thể lên đến 380 tỷ yên (4,3 tỷ USD).
Theo ước tính của Panasonic, doanh số bán ra của hãng trong năm tài khóa 2008 (tính đến hết ngày 31/3/2008) sẽ giảm khoảng 15%, và khiến giá cổ phiếu của hãng giảm khoảng 33% xuống còn 30 yên/cổ phiếu.
Sony
Ngày 9/12/2008, Sony – hãng điện tử lớn thứ 2 toàn cầu ra thông báo sa thải 16.000 nhân viên (50% trong số này là nhân viên chính thức) cùng với mức sụt giảm lợi nhuận lên đến 59% của năm tài khóa 2008. Kế hoạch cắt giảm nhân viên của Sony là một phần trong chương trình tiết kiệm 100 tỷ yên (khoảng 1,1 tỷ USD). Cùng với đó, Sony dự tính sẽ đóng cửa nhiều nhà máy của hãng trên khắp thế giới.
Hôm 4/2 vừa qua, Sony cũng thông báo giảm mức doanh thu dự kiến của hãng xuống thêm 8,8% do việc mặt hàng TV giảm giá dẫn đến việc mặt hàng này không mang về lợi nhuận.
Hitachi
Ngày 30/1, Hitachi – một hãng điện tử Nhật Bản khác tuyên bố cắt giảm 7.000 việc làm cùng với mức thua lỗ dự tính có thể lên đến 700 tỷ yên (7,8 tỷ USD). Số nhân viên bị bắt giảm nằm trong nhóm các bộ phận sản xuất trang bị cho xe hơi và điện tử. Trước đó, Hitachi đã dự tính lãi ròng của hãng trong năm tài khóa 2008 có thể đạt 15 tỷ yên.
Hãng này cũng dự tính sẽ cắt giảm chi tiêu khoảng 200 tỷ yên và giảm số lượng các nhà máy phụ trợ từ 910 hiện nay xuống còn 700 vào tháng 3/2010.
NEC
Cũng trong ngày 30/1, hãng điện tử NEC tuyên bố sẽ cắt giảm 20.000 nhân viên toàn cầu nhằm ngăn chặn những khoản lỗ kỷ lục từ bộ phận sản xuất thiết bị bán dẫn. Riêng trong 2 tháng 11 và 12/2008, NEC đã lỗ khoảng 130 tỷ yên (1,46 tỷ USD) cùng với đó là khoản lỗ 5,2 tỷ yên của năm trước.
Quyết định sa thải 20.000 việc làm có thể sẽ giúp hãng tiết kiệm được khoảng 80 tỷ yên trong vòng 2 năm tới.
Toshiba
Bị ảnh hưởng bởi mức suy giảm doanh số sản phẩm bán dẫn, tập đoàn điện tử Toshiba của Nhật Bản đã buộc phải sa thải 4.500 việc làm. Cùng với đó là mức thua lỗ kỷ lục khoảng 280 tỷ yên (3,13 tỷ USD) cho năm tài khóa 2008 thay cho mức dự báo lãi 70 tỷ yên mà họ đã đưa ra hồi tháng 9 năm ngoái.
Với những lý do đó, Toshiba dự tính sẽ cắt giảm chi tiêu cho năm tài chính 2009 xuống chỉ còn 230 tỷ yên (năm 2008 là 455 tỷ yên). Trong lĩnh vực nghiên cứu và phát triển (R&D), Toshiba cũng buộc phải cắt giảm chi tiêu từ 390 tỷ yên của năm tài chính 2008 xuống còn 320 tỷ yên trong năm 2009.
Hàn Quốc
Samsung
Cũng giống như những “người hàng xóm” Nhật Bản, các hãng điện tử Hàn Quốc cũng đang phải gánh chịu những tác động của cuộc khủng hoảng.
Ngày 23/1/2009, hãng điện tử lớn nhất Hàn Quốc Samsung cũng đã thông báo, lần đầu tiên kể từ năm 2000 , hãng đã có một quý kinh doanh thua lỗ. Theo thông báo của Samsung, trong 2 tháng 10 và 11 mức lỗ ròng của họ đã lên đến 22,2 tỷ won (16,2 triệu USD).
LG
Tập đoàn điện tử lớn thứ 2 Hàn Quốc trong tháng 1 vừa qua đã tuyên bố công ty chuyên sản xuất màn hình và TV của họ đã thua lỗ kỷ lục. Trong 3 tháng cuối năm 2008, LG Display đã lỗ khoảng 684 tỷ won (499 triệu USD), cao hơn cả mức dự báo 645 tỷ won mà các chuyên gia nghiên cứu thị trường đã dự tính trước đó.
Hà Lan
Phillips
Hãng điện tử nổi tiếng của Hà Lan, Phillips – nhà sản xuất bóng đèn chiếu sáng lớn nhất thế giới ngày 26/1 đã thông báo sẽ cắt giảm 6.000 việc làm do ảnh hưởng của khoản lỗ 1,47 tỷ euro (1,9 tỷ USD) riêng trong quý IV năm 2008. Hiện tại, Phillips có tổng số khoảng 121.000 nhân viên trên khắp các chi nhánh toàn cầu.
Điện tử toàn cầu trong cơn bão khủng hoảng
220
Bạn nên đọc
-
Age of Empires Mobile chốt thời điểm ra mắt chính thức trên iOS và Android
-
Microsoft ngừng hỗ trợ DRM cũ trên Windows Media Player, Windows 7/8, Silverlight
-
Shazam kỷ niệm cột mốc bài hát thứ 100 tỷ được nhận dạng cùng nhiều kỷ lục ấn tượng khác
-
OpenDNS là gì, những ưu điểm, nhược điểm của OpenDNS
-
5 cách khởi chạy nhanh chương trình trên Windows
-
Crucial ra mắt mẫu SSD Gen4 NVMe mới giúp Windows khởi động nhanh hơn Samsung, WD
0 Bình luận
Sắp xếp theo
Xóa Đăng nhập để Gửi
Cũ vẫn chất
-
Hướng dẫn viết hoa trên Google Docs các kiểu
Hôm qua -
Hướng dẫn chỉnh sửa địa điểm trên Google Maps
Hôm qua -
Những điều bạn không nên chia sẻ trên mạng xã hội
Hôm qua -
Lời chúc Valentine ngọt ngào cho người yêu ở xa
Hôm qua -
Cách thêm điểm dừng tab trong Google Docs
Hôm qua -
Cách di chuyển bảng trong Word
Hôm qua -
Cách tự động chỉnh kích thước bảng Word
Hôm qua -
Hướng dẫn đặt xe trên Be, gọi xe ôm trên ứng dụng Be
Hôm qua -
Hướng dẫn sửa lỗi WinRAR diagnostic messages, file nén tải về bị lỗi
Hôm qua 1 -
Cách tải, cài đặt và cập nhật driver microphone Win 10
Hôm qua