Phần cứng nâng cấp ở Transformer Prime là rất ấn tượng với rất nhiều nhân đồ họa cho hiệu ứng ánh sáng tuyệt vời. Nhưng cấu hình không phải yếu tố quyết định để mang lại bộ mặt mới cho Android.
Asus vừa giới thiệu chiếc máy tính bảng Transformer Prime lõi tứ chạy Android của mình tại hội thảo AsiaD. Asus Transformer hiện có trên thị trường dùng chip lõi kép, sở hữu SOC mới nhất của Nvidia là Kal-El. Phiên bản nâng cấp chip lõi tứ chưa lên kệ và Asus cũng chưa cho biết máy sẽ chạy Android Honeycomb hay Ice Cream Sandwich.
Phần cứng nâng cấp ở Transformer Prime là rất ấn tượng với rất nhiều nhân đồ họa cho hiệu ứng ánh sáng tuyệt vời. Nhưng cấu hình không phải yếu tố quyết định để mang lại bộ mặt mới cho Android. Nếu máy tính bảng mới của Asus được nâng cấp lên Android 4.0, đó mới là điều kiện đủ để máy tính bảng chạy nền tảng của Google có tính cạnh tranh với iOS hơn nhờ tinh chỉnh và tính năng mới trong Ice Scream Sandwich.
Transformer Prime, máy tính bảng lõi tứ của Asus.
Vì sao phần cứng không giải quyết được bài toán cho tablet Android?. Nếu tốc độ vi xử lý là yếu tố quyết định chiến thắng trong cuộc chiến máy tính bảng, Android chắc chắn là kẻ nắm lợi thế. Khi máy tính bảng Android 3.0 lần đầu ra mắt (Xoom của Motorola) vào tháng 2, máy được trang bị chip lõi kép.
Máy tính bảng của Apple chỉ sở hữu chip lõi kép ở iPad 2, tức là vào tháng 3 khi Apple lần đầu tiên công bố tablet thế hệ mới, nhưng Xoom vẫn lép vế trên thị trường máy tính bảng so với iPad: Motorola đã xuất xưởng (không phải bán được) 690.000 máy tính bảng Xoom trong 2 quý đầu năm tài khóa hiện tại. Trong khi đó, Apple bán được 11,12 triệu iPad chỉ tính riêng quý trước.
Vì sao có sự khác biệt lớn trong doanh số bán?. Một trong những lý do là phần cứng của Xoom chưa hoàn thiện và Motorola phải mất 6 tháng để hỗ trợ 4G cho tablet của mình, nhưng quan trong hơn, giao diện rối rắm và có ít ứng dụng được tạo ra để tận dụng sức mạnh phần cứng. Nhiều ứng dụng giành cho điện thoại Android cũng có thể chạy được trên Xoom, nhưng chúng không tận dụng được kích cỡ lớn của màn hình máy tính bảng. Xoom chỉ là một ví dụ. Thực tế cho thấy không một máy tính bảng Android 3.0 nào đọ được doanh số bán của iPad.
Phần cứng vẫn là một yếu tố quan trọng tạo nên, nhưng đã qua thời thiết bị cứ có cấu hình khủng là "vua". Phần mềm, dịch vụ và trải nghiệm người dùng cũng quan trọng không kém, nếu không muốn nói là còn quan trọng hơn cả phần cứng. Cho tới khi Android 4.0 có mặt trên tablet, sẽ khó có thể chứng kiến sự xáo trộn về doanh số máy tính bảng ở các nền tảng.
ICS xuất hiện sẽ giúp Android cạnh tranh tốt hơn với iOS trên thị trường máy tính bảng bởi đó là lúc các mặt mạnh của máy tính bảng Android được kết hợp cùng nhau. Chip mới kết hợp với các ứng dụng tận dụng sức mạnh của nó sẽ tạo nên sự khác biệt. Cộng thêm với những cải tiến đáng giá ở ICS, lúc đó, máy tính bảng Android sẽ sẵn sàng để cạnh tranh iPad.