Cùng với việc sử dụng điện thoại thông minh và máy tính bảng để lướt web và gửi tin nhắn, cơ bàn tay, ngón tay, cổ và lưng đang ngày càng mỏi, sau khi xong việc thì đau và viêm gân ở lại với người sử dụng thiết bị.
Sử dụng điện thoại thông minh thường xuyên dễ gặp vô số bệnh tới sức khỏe.
Người Anh đã đặt tên cho căn bệnh mới này là "bệnh văn bản", hoặc đau cổ do thường xuyên nhắn tin văn bản, và "chấn thương ngón tay cái do văn bản" với ngón tay cái. Việc sử dụng liên tục máy tính xách tay và máy tính bảng kỹ thuật số gây đau, có thể thành kinh niên.
"Tôi đã có một bệnh nhân đau gân ngón cái, do sử dụng các phím điện thoại, đến mức không thể hoạt động tay của mình trong nhiều tuần", Tim Hutchful cho biết, Hiệp hội thần kinh cột sống Anh, một trong những người tài trợ cho một cuộc khảo sát về đề tài này.
Sử dụng điện thoại thông minh để nhắn tin, lướt web, vào trang mạng xã hội twitter… ngày càng gia tăng. Một cuộc thăm dò You Gov với 2.034 người Anh ở độ tuổi trưởng thành được phỏng vấn, tiến hànhtừ ngày 19 đến ngày 21 tháng 9 vừa qua, đã cho ra con số, có tới 44% người Anh sử dụng điện thoại của họ cho các mục đích khác hơn là “buôn chuyện” trong nửa giờ đến 2 giờ mỗi ngày.
Tuy nhiên, "cơ thể của chúng ta không được chuẩn bị để làm như vậy", Sammy Margo, thành viên của Liên đoàn vật lý trị liệu Anh thừa nhận. Bà này buộc tội "những phím bấm quá nhỏ buộc tay chúng ta phải luôn cố gắng ấn". "Một trong những bệnh nhân của tôi đã phải dừng việc bấm phím lại vì đau, và họ trang bị phần mềm nhận dạng giọng nói cho thiết bị của họ", bà này cho biết.
Bên cạnh vấn đề về các phím, màn hình là nguyên nhân của việc lệch tư thế. "Trọng lượng trung bình của đầu là 4,5-5,5 kg", ông Tim Hutchful. Ở tư thế lý tưởng (chuẩn), bạn có thể vẽ một đường thẳng giữa tai, vai, đầu gối, hông và mắt cá chân, trọng lượng được phân bố đều khắp cơ thể. Nhưng khi chúng ta nhìn vào màn hình, đầu của chúng tôi hướng về phía trước và "chúng tôi cảm thấy trọng lượng của nó nặng gấp bốn lần", theo ông Hutchful.
18% chủ nhân máy tính bảng dành từ 2 đến 4 giờ một ngày cho thiết bị này của họ.Bên cạnh sử dụng máy tính, máy tính bảng trở thành công cụ làm việc phổ biến nhất.
Emmanuelle Rivoal, chuyên gia nắn xương tại Paris (Pháp) công nhận, ngày càng có nhiều bệnh nhân bị tê liệt, đau vì “họ dành nhiều hơn 5 giờ mỗi ngày trước màn hình”.
"Đối với tôi, vấn đề liên quan đến mắt", cô nói. Điện thoại, máy tính bảng đòi hỏi ta phải điều tiết mắt liên tục. Vấn đề là khi một cơ phải làm việc liên tục đòi hỏi các cơ khác hỗ trợ: cơ bắp, hàm, cổ, vai… Bệnh nhân còn có thể bị ngứa ở ngón tay, viêm gân, đau ở cổ, lưng.
"Rối loạn cơ xương" (MSDS) cũng đã trở thành một bệnh. Ở Pháp, nó được xem là nguyên nhân hàng đầu của bệnh nghề nghiệp, với 9,7 triệu ngày làm việc lãng phí trong năm 2010.
Tại Anh, một trong 50 công nhân bị chứng bệnh này. Sammy Margo lo ngại nhất cho trẻ em và thanh thiếu niên, những người sử dụng nhắn tin nhiều nhất. “Tôi biết những gia đình ở đó các thành viên giao tiếp với nhau qua tin nhắn văn bản từ phòng này sang phòng khác", bà này xót xa. "Hãy nói với chúng tôi”.
Theo Tim Hutchful, nên giới hạn sử dụng điện thoại thông minh dưới 40 phút, sau đó nghỉ giải lao, xoay vai. Emmanuelle Rivoal khuyên hướng mắt ra xa, ngáp, giãn cơ, vặn người như mèo. "Bằng cách này chúng ta khởi động lại các tế bào", bà này nói. "Nếu không bạn sẽ không còn cảm giác và cơ bắp của bạn bắt đầu bị căng cứng".