Lần đầu tiên một hội thảo bàn về vấn đề ứng dụng CNTT trong doanh nghiệp có mặt đại diện của cả 4 bên: cơ quan quản lý nhà nước - tổ chức xúc tiến thương mại - doanh nghiệp CNTT - DN ứng dụng CNTT đã được tổ chức. Hội thảo do Phòng Thương Mại và Công Nghiệp Việt Nam (VCCI) chủ trì tại Hà Nội ngày 23/3/2006. Một hội thảo tương tự sẽ diễn ra tại TP.HCM ngày 29/3/2006.
Yếu ứng dụng phần mềm và đào tạo
Ông Nguyễn Trí Thanh, Viện Phát Triển DN (thuộc VCCI) cho biết, kết Ông Nguyễn Trí Thanh, Viện Phát Triển DN: "chi tiêu CNTT trong DN còn nhiều bất cập".
quả khảo sát thực trạng ứng dụng CNTT trong doanh nghiệp Việt Nam do VCCI thực hiện năm 2005 cho thấy bức tranh mất cân đối về ứng dụng CNTT giữa các ngành, lĩnh vực. Nhóm ngành yếu về CNTT là sản xuất và nhóm phúc lợi công (điện, nước…) với chỉ dưới 20% số nhân viên nắm được kỹ năng tin học cơ bản. Trong khi nhóm ngành ứng dụng CNTT cao là giáo dục đào tạo (GDĐT), thậm chí tỷ lệ của họ còn cao hơn cả nhóm ngành CNTT về kỹ năng. 83% doanh nghiệp trong lĩnh vực GDĐT cho rằng 80-100% nhân viên của họ có kỹ năng tin học cơ bản. Một kết quả thú vị là trong khi nhân viên của nhóm ngành sản xuất yếu về kỹ năng vận hành thì họ lại có tỷ lệ sở hữu máy tính cao nhất trong tổng số các DN khảo sát.
Tỷ trọng đầu tư cho CNTT cũng là một vấn đề phải xem xét trong DN. Khoảng 60% tổng ngân sách chi tiêu cho máy tính nhưng chỉ có 4,8% cho đào tạo và hơn 10% cho việc mua phần mềm. Kết quả này là câu trả lời cho câu hỏi vì sao việc đầu tư ứng dụng CNTT trong DN thời gian qua chưa hiệu quả. Ai cũng biết gắn với việc đầu tư trang thiết bị là đào tạo nhân viên vận hành và triển khai các phần mềm ứng dụng, nếu làm yếu khâu đó, chắc chắn hệ thống của mỗi DN sẽ không được khai thác hiệu quả.
Bên cạnh đó là kết quả khai thác, sử dụng Internet. 91% DN khảo sát có kết nối Internet nhưng nhận thức về việc sử dụng Internet cho giao dịch kinh doanh lại rất thấp với dưới 30% DN có website, trên 97% không tin vào hình thức TMĐT. Khảo sát kỹ hơn cho thấy, không nhiều các DN sử dụng Internet cho việc tìm kiếm đối tác mua-bán hàng và họ không nhận thức được các hoạt động tìm kiếm thông tin, đối tác, trao đổi, giao dịch qua mạng… Như vậy, nếu xây dựng hoạt động mua bán qua mạng thì còn khó nữa.
Khảo sát sâu về hạ tầng phần cứng cho thấy 4 thương hiệu MT được dùng nhiều nhất trong DN lại chủ yếu của nước ngoài như HP, IBM… Có 4 thương hiệu MTVN lọt vào Top 10 nhưng chỉ chiếm tỷ trọng rất thấp, khoảng 8%. Chỉ có 1 DN MTVN lọt vào Top 10 xếp cuối bảng đối với MT xách tay với 1% thị phần.
Khảo sát về phần mềm cho thấy, phần mềm được ứng dụng nhiều nhất là phần mềm kế toán với 79,2%, tuy nhiên tỷ lệ các phần mềm kế toán chuyên dụng của các hãng có tên tuổi thì chỉ chiếm phân nửa, còn lại họ vẫn dùng các PM KT khác. Chiếm 1% trong nhóm các PM được ứng dụng là ERP. Trong đó, nhóm sản xuất với 29%, dịch vụ kinh doanh và phân phối bán lẻ mỗi nhóm chiếm 20,8%. Nhóm ngành truyền thông, dịch vụ phúc lợi công, vận tải không sử dụng ERP.
Ông Thanh cho biết, điểm yếu của khảo sát này là chưa chỉ rõ được các tác động của CNTT tới hiệu quả sản xuất kinh doanh, thiếu tỷ trọng giữa các phần mềm chuyên dụng… Các hạn chế này sẽ được khắc phục trong một cuộc điều tra khác được tiến hành trong năm nay với mục tiêu bóc tách chi tiết các mức tăng trưởng, năng suất... để có đánh giá tổng hợp hơn.
Cần đề cao vai trò tuyên truyền
Khá nhiều DN ứng dụng đã trình bày mong muốn tại hội thảo là tìm Ông Thân Trọng Phúc, tổng giám đốc Intel tại Việt Nam: "cần đẩy mạnh tuyên truyền, nâng cao nhận thức về CNTT trong DN"
kiếm thông tin về các nhà cung cấp phần mềm. Đồng thời đề nghị nên nhân rộng các điển hình DN ứng dụng CNTT đối với cộng đồng để DN hiểu rõ lợi ích và tính cần thiết của CNTT.
Ông Thân Trọng Phúc, tổng giám đốc Intel Việt Nam cho rằng ứng dụng CNTT là một hành trình dài 5-10 năm và chúng ta đang trong giai đoạn khởi đầu với số lượng DN CNTT lớn mà DN ứng dụng CNTT lại nhỏ. Trong các năm tiếp theo chúng ta cần có kế hoạch cụ thể và có tổng kết, đánh giá lại kết quả mỗi giai đoạn xem đã có bao nhiêu phần trăm DN ứng dụng CNTT. Khó khăn trong giai đoạn đầu là những yếu tố mà chúng ta không thể ngay lập tức khắc phục được. Như yếu về nhận thức (biết có lợi nhưng không biết rõ đó là những lợi ích gì); sự thiếu hiểu biết của nhiều chủ DN về CNTT, các giải pháp ứng dụng; sự phổ biến thông tin về các giải pháp CNTT hiện mới chỉ đến được với những người làm CNTT trong DN chứ chưa đến được với chủ DN; bên cạnh đó là vấn đề chi phí đầu tư, hiện các quy chế cho vay của NH với DN vẫn còn khắt khe, chưa khuyến khích DN đầu tư CNTT; vấn đề đào tạo để xây dựng một hệ thống thông tin nhằm nâng cao hiệu suất hoạt động kinh doanh của DN. Chúng ta chỉ có thể thành công nếu chúng ta thúc đẩy các mặt nói trên.
Trong thời gian tới, theo tôi chúng ta cần đẩy mạnh vấn đề tuyên truyền, nâng cao nhận thức của DN. Cần có các hoạt động phối kết hợp giữa các đơn vị cung cấp giải pháp, các cơ quan bộ ngành để có chương trình hoạt động. Chương trình này cần được tuyên truyền, mở các việc hỗ trợ đào tạo, xây dựng các mô hình chuẩn để nhân rộng… Chỉ khi guồng máy này hoạt động ăn khớp với nhau, chúng ta mới đạt được các mục tiêu đề ra. Còn bây giờ, khi đang ở giai đoạn khởi đầu thì chưa thể đạt điều đó.
Tường Vy