Thị trường nội địa – “sân chơi chính” của máy tính Mac, đang suy thoái buộc Apple phải tính đến việc thúc đẩy tiêu thụ tại các thị trường nước ngoài. Nhưng Apple sẽ chọn giải pháp nào?
Nội địa khó khăn
Trong khi những chiếc iPhone “làm mưa làm gió” trên thị trường thế giới thì máy tính của Apple lại mới chủ yếu được tiêu thụ ở trong nước. Kinh tế Mỹ đang khó khăn với số lượng người thất nghiệp tăng chóng mặt, những khoản chi tiêu thường nhật còn bị cắt giảm thì việc thị trường máy tính “thoi thóp” là điều dễ hiểu. Với Apple đây là một thảm họa thực sự bởi sản phẩm máy tính Mac của hãng vẫn có tiếng là đắt đỏ và xa xỉ. Thêm vào đó, mạng lưới các nhà phân phối của họ cũng đã bị thu hẹp đáng kể trong 2 năm qua bởi nhiều hãng bán lẻ cũng đang oằn mình trước cơn bão suy thoái và phá sản. Số liệu trong báo cáo kinh doanh của Apple đã minh chứng điều này một cách rõ nét. Trong quý IV năm ngoái, doanh số trên thị trường nội địa của Mac chỉ tăng 2% trong khi đó tại các thị trường nước ngoài, tỷ lệ này là 16%. Tính tổng kết quả kinh doanh của cả năm 2008, máy tính Mac đóng góp tới hơn 40% doanh thu của Apple. Hiện nay, giá khởi điểm của một chiếc máy tính xách tay MacBook là 999 USD, cao hơn gấp đôi so với giá của một chiếc netbook – dòng sản phẩm đang ngày càng được ưa chuộng trên khắp thế giới.
Apple có dám “dũng cảm”?
Trong khi đó, Apple vẫn đang tận hưởng tỷ suất lợi nhuận “cực cao” đối với dòng máy tính Mac và thật khó lòng bắt họ phải hy sinh miếng ngon này. Theo ước tính, tỷ suất lợi nhuận mà Apple đang hưởng dao động trong khoảng từ 25% đến 35%, gấp đôi con số mà các nhà sản xuất máy tính khác có thể đạt được. Một câu hỏi được đặt ra trong thời kỳ suy thoái kinh tế là liệu Apple có thể “cưỡng lại” xu hướng giảm giá để chiếm lĩnh thị trường hay không vì nếu muốn thành công ở các quốc gia có nền kinh tế mới nổi (thị trường tiêu thị nhiều máy tính nhất), Apple buộc phải tham gia vào cuộc chiến về giá này. Thông thường, giải pháp đối với các nhà sản xuất máy tính khác trong trường hợp này khá đơn giản: Chạy theo trào lưu netbook hoặc hạ giá để tiếp tục chiếm lĩnh thị trường.
Với Apple cả 2 giải pháp này đều gần như là không thể. Charlie Wolf, một nhà phân tích thị trường của hãng Needham cho rằng Apple sẽ không bao giờ áp dụng chính sách giảm giá để nâng cao tốc độ tăng trưởng tại các thị trường nước ngoài. "Giảm giá là việc làm tồi tệ nhất mà Apple có thể làm" Charlie nói, "Vì việc đó sẽ phá vỡ hoàn toàn cấu trúc lợi nhuận mà Apple đã dày công xây dựng nhiều năm qua.
Thêm vào đó, quan điểm thị trường nước ngoài sẽ giúp Apple tiếp tục tăng trưởng và duy trì lợi nhuận có thể đúng nhưng chỉ là trên danh nghĩa vì cả thế giới giờ đây cũng đang khủng hoảng chứ không riêng nước Mỹ". Báo cáo mới công bố hôm 3/3 của hãng nghiên cứu Gartner cho biết, doanh số của thị trường máy tính toàn cầu trong năm 2009 sẽ suy giảm một cách kỷ lục với mức giảm có thể lên đến 11,9% và các nền kinh tế mới nổi cũng lần đầu tiên phải chứng kiến sự suy giảm này. Như vậy, báo cáo này càng củng cố thêm quan điểm cho rằng Apple sẽ không giảm giá sản phẩm (vì nếu có giảm giá thì doanh số vẫn cứ giảm).
Làm theo cách của… Apple
Giải pháp mà các nhà lãnh đạo của Apple đang dự định và sẽ được thực thi trong những tháng tới đây là tiếp tục mở rộng mạng lưới bán lẻ của chính mình (bán trực tiếp tại các Apple Store). Trong lĩnh vực này, có lẽ khó có hãng công nghệ nào làm được tốt như Apple khi chính những cửa hàng này của họ đã đóng góp tới 1/5 doanh số của dòng máy tính Mac cùng với những sản phẩm chủ lực khác như iPhone, iPod… Cho đến nay, thị trường Mỹ vẫn là “thành trì” của Apple với mạng lưới hơn 200 cửa hàng bán lẻ. Trên thị trường Apple mới chỉ có 12.000 điểm bán lẻ trong khi đó hãng sản xuất máy tính lớn nhất thế giới là Hewlett-Packard đã có tới hơn 80.000 điểm, hãng máy tính Dell đứng thứ 2 với 24.000 điểm. Theo Brian Marshall, một chuyên gia phân tích của Broadpoint AmTech cho rằng Apple sẽ lặp lại chiến lược xây dựng mạng lưới bán lẻ mà họ đã rất thành công tại thị trường nội địa: biến những cửa hàng Apple Store thành một địa điểm thu hút sự chú ý, “đặt vào tay khách hàng” những chiếc máy tính Mac, cho họ dùng thử thoải mái hay hướng dẫn sử dụng một cách “cực kỳ tận tình” đối với những người chưa từng dùng sản phẩm nào của Apple. Charles Smulders – một chuyên gia khác của Gartner cho biết hơn doanh số tại các thị trường “giàu có” như Mỹ, Tây Âu và Nhật Bản hiện đang chiếm hơn 90% tổng doanh số của máy tính Mac. Theo kế hoạch, Apple sẽ mở thêm khoảng 25 cửa hàng bán lẻ mới ở nước ngoài trong năm 2009 bổ sung vào mạng lưới hơn 250 cửa hàng tại 10 quốc gia hiện nay. Khoảng 46,7 triệu người đã ghé thăm các cửa hàng của họ trong quý trước.
Apple đưa máy tính Mac “viễn chinh”
170
Bạn nên đọc
-
Crucial ra mắt mẫu SSD Gen4 NVMe mới giúp Windows khởi động nhanh hơn Samsung, WD
-
Age of Empires Mobile chốt thời điểm ra mắt chính thức trên iOS và Android
-
5 cách khởi chạy nhanh chương trình trên Windows
-
OpenDNS là gì, những ưu điểm, nhược điểm của OpenDNS
-
Microsoft ngừng hỗ trợ DRM cũ trên Windows Media Player, Windows 7/8, Silverlight
-
Shazam kỷ niệm cột mốc bài hát thứ 100 tỷ được nhận dạng cùng nhiều kỷ lục ấn tượng khác
0 Bình luận
Sắp xếp theo
Xóa Đăng nhập để Gửi
Cũ vẫn chất
-
Cách tạo VPN trên Windows 10
Hôm qua -
Code Đại Bang Chủ, giftcode Đại Bang Chủ event mới nhất
Hôm qua -
Lời chúc Giáng sinh bằng tiếng Anh hay và ngắn gọn
Hôm qua -
11 cách sửa lỗi "The System Cannot Find The Path Specified" trên Windows
Hôm qua -
Cách xem video YouTube giới hạn độ tuổi mà không cần đăng nhập
Hôm qua -
Cách kiểm tra lịch sử giao dịch VPBank nhanh nhất
Hôm qua -
Thủ thuật sử dụng Alt+Tab trên Windows 10
Hôm qua -
Tắt tính năng tự điều chỉnh độ sáng màn hình Windows 10
Hôm qua 4 -
Cách sửa lỗi “There Was a Problem Resetting Your PC”
Hôm qua -
Tra soát ngân hàng là gì? Thời gian tra soát mất bao lâu?
Hôm qua