Thị trường card đồ họa tiêu dùng toàn cầu đang chứng kiến “thế chân vạc” cạnh tranh giữa ba ông lớn AMD - Nvidia - Intel. Về phía AMD, “Team Đỏ” rõ ràng là đã gặp khó khăn trong việc cạnh tranh với Nvidia hơn nhiều so với cách họ đối phó với Intel. Vấn đề mà AMD đang đối mặt và là sự mất cân bằng giữa phần cứng và phần mềm. Trong khi các sản phẩm phần cứng của công ty có chất lượng khá tốt, thì phần mềm lại hơi thiếu, đặc biệt là trong lĩnh vực card đồ họa hỗ trợ công việc và máy trạm.
Tuy nhiên, trong những năm gần đây, AMD đã nỗ lực để bắt kịp gã khổng lồ CUDA (Compute Unified Device Architecture) bằng một nền tảng gọi là ROCm (Radeon Open Compute Platform) của riêng mình. Với bộ khung ROCm, AMD đã giới thiệu HIP (Heterogeneous-compute Interface for Portability), một giao diện cho phép các nhà phát triển dịch mã nguồn CUDA để chạy trên phần cứng AMD với sự trợ giúp của các công cụ HIPIFY. Hiệu suất mặc dù không hoàn toàn ngang bằng với CUDA nhưng trải nghiệm tổng thể có thể coi là ổn.
Tương tự, ứng dụng ZLUDA cho phép phần cứng AMD chạy các ứng dụng CUDA chưa sửa đổi, với hiệu suất cũng khá ổn trong hầu hết các trường hợp. Bản phát hành mới nhất của ZLUDA, phiên bản 3, bổ sung khả năng hỗ trợ AMD cho trình biên dịch.
Nhà phát triển lưu ý hiệu suất của Radeon RX 6800 XT trên OpenCL so với ZLUDA bằng Geekbench 5.5.1 và nhìn chung, kết quả cho ra khá sít sao. ZLUDA đứng đầu trong nhiều trường hợp hơn:
Phoronix đã kiểm tra hiệu năng của ZLUDA để xem nền tảng này hoạt động như thế nào so với CUDA cũng như HIP của AMD. Có thể tham khảo kết quả của Blender Classroom và BMW, vì đây là ứng dụng kết xuất khá phổ biến mà GeForce dường như vượt trội so với Radeon ở mọi hạng mục, đặc biệt là với Optix:
Như bạn có thể thấy trong các hình ảnh trên, ZLUDA dường như đã thể hiện rất tốt trong cả Classroom cũng như BMW. Đồng thời cũng hoạt động tốt hơn HIP của AMD trong cả hai trường hợp. Tuy nhiên, CUDA, ngay cả khi không có Optix, vẫn dẫn đầu, mặc dù màn thể hiện của ZLUDA cũng rất ấn tượng.