6 điều cần biết về bảo mật IoT

Sự nổi lên của vạn vật kết nối đã thay đổi cách bảo mật công nghệ cá nhân và mối tương tác giữa người dùng/doanh nghiệp, một phần là do lượng dữ liệu và số thiết bị lớn. Công ty phân tích McKinsy & Company ước tính hệ sinh thái IoT sẽ tạo ra giá trị khoảng 6 nghìn tỉ USD trong năm 2025.

Sự thành công của IoT có được nhờ những lợi ích mà nó mang lại cho doanh nghiệp và người dùng và tạo ra nền tảng vững chãi về bảo mật và tính toàn vẹn dữ liệu. Jack Nichols, giám đốc sản phẩm tại Genesys đưa ra 6 cách để gia tăng bảo mật, đảm bảo trải nghiệm tốt cho người dùng.

Xác định chi phí của việc bảo mật “nhúng”

Như với mọi công nghệ, việc bảo mật IoT nên cân nhắc chuyện nhúng vào mọi giai đoạn của quá trình phát triển. Một số tổ chức rất khó xác định thời gian và chi phí bổ sung đi kèm với các phương pháp bảo mật. Ai cũng muốn mang đến các tính năng tuyệt vời, nhưng nhiều người tránh nói tới chi phí đi kèm. Nếu có, bảo mật cũng thường bị nghĩ tới sau cùng.

Doanh nghiệp nên biết rằng hiện tại có nhiều cách để xử lý vấn đề bảo mật IoT. Quan trọng hơn là trải nghiệm người dùng là thứ tạo ra sự khác biệt giữa các doanh nghiệp, và khách hàng trung thành chi tiền nhiều hơn 300% cho các công ty mà họ tin tưởng.

Kiểm tra, kiểm tra và kiểm tra lại

Một nghiên cứu gần đây cho thấy 80% các ứng dụng IoT không được kiểm tra/test các lỗ hổng bảo mật, tức là họ cũng để lại số điểm cuối (endpoint) đáng kể để khiến mình bị tấn công. Khi phát triển ứng dụng và dịch vụ IoT, hãy thực hiện phân tích, kiểm tra bảo mật nội bộ và cả từ bên thứ 3.

Hãy nhớ rằng đưa khả năng bảo mật vào ngay trong chu trình phát triển sản phẩm tốt hơn nhiều việc chờ sự việc xảy ra rồi mới giải quyết. Nếu vội tung ra thị trường một hệ thống IoT không an toàn, bạn có thể phải trả giá bằng niềm tin khách hàng.

Chủ động quản lý vận hành bảo mật IoT từ xa

Nhiều nhà phát triển ứng dụng IoT phụ thuộc vào việc người dùng cài các bản cập nhật hay cấu hình bảo mật. Lý tưởng hơn cả, doanh nghiệp nên chủ động khuyến khích cập nhật bảo mật, bản vá bảo mật từ xa ngay khi có thể.

Cập nhật/bản vá không nên thay đổi cấu hình, bảo mật và/hoặc thiết lập riêng tư ban đầu của người dùng mà không có thông báo cho họ biết. Việc cập nhật tự động (có sự can thiệp của con người) sẽ tăng niềm tin của khách hàng và vẫn trao cho họ quyền chấp thuận, xác thực, từ chối.

Kết nối vạn vật mang lại lợi ích nhưng cũng là thách thức với vấn đề bảo mật
Kết nối vạn vật mang lại lợi ích nhưng cũng là thách thức với vấn đề bảo mật

Mã hóa là người bạn tốt

Mã hóa cũng được khuyến khích sử dụng trong IoT Trust Framework. Hãy cho khách hàng biết bạn quan tâm tới quyền riêng tư của họ bằng cách đảm bảo rằng mọi website hỗ trợ trên dịch vụ IoT được mã hóa theo từng phiên và từ thiết bị tới điểm cuối.

"Thông lệ hiện hành tốt nhất là HTTPS hoặc HTTPS Strict Transport Security (HSTS), còn được biết đến với tên AOSSL hoặc Always On SSL. Thiết bị nên có cơ chế xác thực thiết bị backend và ứng dụng hỗ trợ".

Vấn đề minh bạch

Theo thông báo từ IEEE IoT mới đây, các quy định về minh bạch không loại trừ thiết bị IoT nhưng cần hiểu rằng vấn đề quyền riêng tư trên hệ thống IoT có sự khác biệt và đòi hỏi minh bạch với 3 kiểu dữ liệu đầu vào:

  • Dữ liệu người dùng được thu thập/tạo ra
  • Hoạt động thực hiện với dữ liệu đó
  • Bối cảnh xung quanh việc thu thập, tạo, xử lý, tiết lộ, lưu trữ dữ liệu

Thông thường, tốt nhất là nói rõ quy định thu thập dữ liệu và các chỉnh sách liên quan tới bảo mật, quyền riêng tư, hỗ trợ ở nơi dễ thấy trên website. Nói rõ các tính năng nào sẽ không thể hoạt động nếu người dùng không chấp thuận.

Thực hiện phân tích ngay và tối giản lượng dữ liệu nhạy cảm phải truyền đi

Một sản phẩm thứ cấp mang lại từ việc kết nối mọi thứ là dữ liệu người dùng có giá trị. Bên cạnh việc bảo mật cho chúng tại nơi lưu trữ còn tồn tại vấn đề bảo mật khi dữ liệu trong quá trình di chuyển. Với các ứng dụng IoT, khi thông tin chuyển từ thiết bị tới đám mây để tính toán và phân tích, luôn có rủi ro bị can thiệp.

Xu hướng thực hiện tính toán ngay tại điểm cuối và chỉ truyền tải các thông tin dạng mệnh lệnh sẽ giảm khả năng rò rỉ dữ liệu thô nhạy cảm. Đây là kiểu phân tích ranh giới (edge analytics), dù bị cho là tăng thời gian xử lý trong thời gian thực cũng như hoạt động liên quan tới machine learningAI, nhưng việc giảm khả năng rò rỉ dữ liệu người dùng là một lợi ích.

Xem thêm:

Thứ Tư, 01/08/2018 14:19
4,73 👨 1.528
0 Bình luận
Sắp xếp theo
    ❖ Bình luận công nghệ