Internet of Things - cơ hội và thách thức cho doanh nghiệp

Doanh nghiệp có thể làm gì với IoT?

Internet of Things (IoT) đã là tâm điểm chú ý trong nhiều năm trở lại đây. Không chỉ là câu nói sáo rỗng rằng một chiếc máy lạnh có thể mang đến khi nó nhận ra bạn đã hết một món đồ nào đó, số ít người đã nhận ra bản chất thực sự của IoT và ý nghĩa của nó tới người tiêu dùng cũng như các doanh nghiệp - chứ không chỉ là câu nói chung chung rằng nó mang lại rất nhiều ý nghĩa.

Bài viết dưới đây sẽ cho biết IoT thực sự là gì, tới ngày nay nó đã phát triển ra sao, nó có thể đi tới đâu và 1 vài vấn đề liên quan mà doanh nghiệp cần quan tâm.

Internet of Things là gì?

Vượt xa hơn tầm ý nghĩ của 1 vấn đề sáo rỗng như chiếc tủ lạnh nói tới ở trên, IoT là 1 bước tiến mới trong giai đoạn phát triển của mô hình tính toán phân tán rộng khắp (ubiquitous computing). Bill Gates đã từng mơ ước mọi ngôi nhà đều có 1 chiếc máy tính và ít nhất thì ở các nước phương Tây, ước mơ ấy về cơ bản cũng đã trở thành sự thật được vài năm. Hầu hết mọi người đều có 1 chiếc máy tính trong túi mình dưới dáng hình của 1 chiếc điện thoại thông minh và cả con số không ngừng tăng lên của những người đeo trên tay các thiết bị như Apple Watch hay FitBit.

Nhà thông minh cung cấp nhiệt và ánh sáng thông qua những sản phẩm như Hive và Nest cũng đã tích hợp máy tính vào mạng lưới ngôi nhà. Vấn đề then chốt là tất cả các thiết bị này đều gắn bó với nhau và được kết nối tới Internet, vậy nên chúng ta có thể gửi thông tin tới các kho lưu trữ trực tuyến và từ đó có thể vận hành từ xa.

Đó mới chỉ là điểm khởi đầu. Quá trình thu nhỏ không ngừng nghỉ và khả năng tích hợp chức năng có nghĩa là các con chip với cảm biến và kết nối mạng dây hoặc không dây sẽ ngày càng rẻ hơn, nhỏ hơn với 1 tốc độ chóng mặt. Ngày càng nhiều thiết bị sử dụng hàng ngày trước đây không được điện toán hóa giờ sẽ được tích hợp chúng hoặc các thiết bị mới cũng sẽ được tạo ra dựa trên những tính năng đó. Vào tháng 11 năm 2015, Gartner nước tính rằng sẽ có khoảng 6.4 triệu đồ vật được kết nối trong năm 2016, tăng 30% so với năm 2015 và con số sẽ là 20.8 triệu trong năm 2020, gấp đôi con số của thị trường smartphone, máy tính, máy tính bảng, ô tô kết nối (connected car) và thiết bị có thể đeo trên người (wearables devices) cộng lại. Một vài người còn dự đoán con số năm 2020 còn có thể gấp đôi con số nói trên.

IoT có thể mở ra nhiều lĩnh vực kinh doanh mới. Theo dõi hoạt động tập thể dục có lẽ đã quá quen thuộc với nhiều người dùng nhưng các công cụ quản lý y tế phức tạp hơn hứa hẹn 1 cuộc cách mạng trong lĩnh vực chăm sóc sức khỏe - không chỉ ở khía cạnh đảm bảo rằng khách hàng nhận được chăm sóc y tế phù hợp mà còn lưu trữ dữ liệu, tạo nên 1 cơ sở dữ liệu khổng lồ. Kiểm soát môi trường ở văn phòng cũng như ở nhà đều sẽ rất quan trọng và việc theo dõi tài sản cũng trở nên thông minh hơn với nhiều chi tiết hơn. Tuy vậy, theo Business Insider thì chỉ có 50 triệu đô-la doanh thu, tương đương với 8%, là đến từ các thiết bị phần cứng. Phần mềm và cơ sở hạ tầng sẽ chiếm số đông trong con số 1.7 nghìn tỉ đô-la được hứa hẹn vào năm 2019.

Internet of Things mang đến rất nhiều dữ liệu

Mặt trái của IoT là việc sử dụng hầu hết các thiết bị đều được dùng để thu thập dữ liệu và gửi qua mạng kết nối. Vòng đeo tay FitBit thu thập dữ liệu hoạt động và phân tích trên website, từ đó người dùng có thể đặt mục tiêu hoặc cạnh tranh với những người dùng khác. Hive ghi lại mức năng lượng sử dụng, cho phép chủ nhà sử dụng gas và điện hiệu quả hơn bằng cách kiểm soát lượng nhiệt. Biển báo thông minh theo dõi lưu lượng xe cộ qua lại, từ đó những con đường có thể được sử dụng hiệu quả hơn.

Đây là 1 cơ hội rõ ràng cho các doanh nghiệp chuyên môn hóa việc quản lý và kết nối dữ liệu để sử dụng hiệu quả hơn. Lượng dữ liệu trực tuyến đã sắp tới mức bùng nổ. IDC và EMC ước tính rằng tới năm 2020, sẽ có 44 nghìn tỉ gigabyte dữ liệu trên thế giới và 10 trong số đó là đến từ các thiết bị IoT. Mức này tương đương với 4.4 nghìn tỉ gigabyte, đồng thời cũng tương đương với mức dung lượng tất cả dữ liệu trên thế giới ước tính vào năm 2013. Nói cách khác, sức chứa của tất cả các trung tâm dữ liệu trực tuyến trong năm 2013 chỉ đủ để lưu trữ dữ liệu IoT trong năm 2020. Điều này sẽ có ảnh hưởng lớn tới cách các trung tâm dữ liệu làm việc để chúng có thể chịu được lượng dữ liệu lưu trữ trên đám mây khi các dữ liệu này được tạo ra và trao đổi.

Còn quan trọng hơn cả là yêu cầu kết nối để giúp tất cả các thiết bị này giao tiếp với nhau, để có thể gửi dữ liệu đến và đi khỏi kho lưu trữ dữ liệu trực tuyến. Giao thức IPv6 được tạo đã phần nào nghĩ tới tương lai này khi nó hỗ trợ 2128 địa chỉ, so với chỉ 232 địa chỉ của giao thức IPv4. Lưu lượng dữ liệu trên 1 thiết bị cá nhân có thể không quá nhiều. Bluetooth cũng có thể đủ dùng với nhiều mạng cảm biến đòi hỏi mức năng lượng thấp, và rất nhiều trong số này cũng được tải lên rải rác chứ không stream mọi thông tin cùng 1 lúc.

Thế nhưng, tổng hợp hàng tỉ thiết bị trực tuyến vào năm 2020 và tất cả lượng băng thông sẽ là rất lớn. Quản lý dung lượng kết nối mạng một cách cẩn trọng sẽ là việc vô cùng thiết yếu.

Liệu có sự bảo mật cho IoT?

Một vấn đề đáng quan ngại khác về tất cả các thiết bị được kết nối với Internet, lưu trữ trực tuyến và giao tiếp thông qua các trung tâm dữ liệu này chính là khả năng bảo mật. Các chuyên gia đã mô tả những lỗ hổng trong các thiết bị từ những con búp bê có thể kết nối WiFi cho tới những chiếc ô tô có thể truy cập Internet. Đây đều là các vấn đề lý thuyết chứ không phải vụ việc đã diễn ra nhưng rõ ràng là có khả năng xảy ra. Một búp bê Barbie có thể không phải vấn đề lớn nhưng một chiếc xe tự lái hay thiết bị y tế bị hack có thể gây ra những nguy hiểm thực sự tới cuộc sống. Một vài nhà phân tích tranh luận rằng nên sử dụng 1 mạng kết nối hoàn toàn riêng biệt cho IoT, với các sản phẩm đã có mặt trên thị trường phục vụ mục đích này.

Tuy nhiên, dù điều đó có nghĩa là chi phí và băng thông phải được điều chỉnh cho phù hợp với nhu cầu của IoT (khi so với các thiết IT truyền thông), thì nó cũng phủ định việc IoT phải "cõng trên lưng" hiện tượng tăng đột biến của mạng kết nối rộng khắp (ubiquitous network) trong hơn 1 thế kỉ qua. Một phần sức mạnh của IoT là ở chỗ các thiết bị kết nối với cơ sở hạ tầng mạng có sẵn như WiFi, Bluetooth, 3G hay 4G. Do đó vấn đề chỉ là các hệ thống mạng này cần phải cải thiện hiệu năng hoạt động cũng như khả năng bảo mật để đáp ứng được các yêu cầu bảo mật mà IoT mang lại.

Internet of Things có lẽ cũng xứng đáng được đưa vào mô hình Hype Cycle của Gartner. Cũng không nghi ngờ gì rằng nó sẽ dần trở thành 1 hiện tượng quan trọng trong những năm tới. Thực tế thì cuộc cách mạng đã bắt đầu rồi dù có vẻ vẫn chỉ ẩn dưới dạng nền. Tác động của nó tới doanh nghiệp không phải là không thể nhận ra, IoT cũng yêu cầu cơ sở hạ tầng mạng và đặt ra nhiều vấn đề về bảo mật. Vậy nên trong khi các cơ hội kinh doanh nhiều hơn và hấp dẫn hơn, doanh nghiệp vẫn cần phải cân nhắc 1 chiến lược cụ thể, rõ ràng cho các kết nối với Internet của mình.

Thứ Tư, 03/08/2016 08:26
52 👨 1.288
0 Bình luận
Sắp xếp theo
    ❖ Kỹ năng Công việc