RFID là gì? RFID có vai trò gì trong các thiết bị IoT?

Radio-Frequency Identification (RFID) là một công nghệ phổ biến trong sản xuất để xác định, ghi lại và kiểm soát các vật thể chuyển động.

RFID rất hữu ích trong việc xác định các vật thể và thậm chí cả con người. Ví dụ, có thể tìm thấy một con chip RFID trong hộ chiếu sinh trắc học mới nhất.

RFID cũng được ứng dụng trong Industrial Internet of Things (IIoT) để theo dõi các vật thể với số lượng lớn như hộp hoặc pallet (tấm kê hàng). Tuy nhiên, trong bài viết này, vai trò của RFID trong IoT sẽ được mô tả chi tiết hơn nhiều so với trong hàng hóa công nghiệp.

RFID là gì?

RFID là gì? Nó hoạt động như thế nào?

Công nghệ tạo nên RFID đã có mặt ít nhất 5 thập kỷ. Công nghệ này sử dụng sóng vô tuyến và trường điện từ để truyền dữ liệu, cũng như xác định các đối tượng. Về cơ bản, một hệ thống RFID bao gồm ba thành phần:

1. Tag RFID

Tag RFID thường xuất hiện trong mã vạch sản phẩm tại siêu thị. Tuy nhiên, đó chỉ là những tag RFID “thụ động” rất dễ kích hoạt, vì chúng không có nguồn cung cấp năng lượng riêng.

Ngược lại, những tag RFID “chủ động” có thể bao gồm một vi mạch hoặc ăng ten và các cảm biến. Ví dụ, một gói cá tươi mua tại cửa hàng có thể được gắn cảm biến nhiệt trong tag RFID để xác định xem khi nào sản phẩm dễ hỏng đã quá hạn.

Tag RFID

2. Thiết bị đọc RFID

Thiết bị đọc RFID là máy sử dụng sóng radio để xác định tag RFID và chuyển trạng thái của tag này sang phần mềm hoặc ứng dụng RFID. Thiết bị đọc RFID có thể là loại cầm tay, điều khiển bằng USB hoặc thậm chí hoạt động với Bluetooth.

Lưu ý: Trái với suy nghĩ của nhiều người, máy quét mã vạch không phải là thiết bị đọc RFID trừ khi nó có mô-đun RFID. Tuy nhiên, thiết bị đọc RFID chắc chắn có thể đọc mã vạch.

Đầu đọc RFID

3. Ứng dụng/Phần mềm RFID

Thường có một phần mềm hoặc thậm chí là một ứng dụng di động để kiểm soát và giám sát các tag RFID. Ứng dụng/Phần mềm RFID có thể sử dụng công nghệ Bluetooth hoặc Beacon để giao tiếp với thiết bị đọc RFID.

Ứng dụng RFID

Dưới đây là sơ đồ đơn giản của một hệ thống RFID cùng với một ứng dụng di động. Sơ đồ này cho thấy những ứng dụng đơn giản khác nhau bao gồm giường bệnh viện, máy bay, thực phẩm, ô tô và nhiều thiết bị khác nữa được kết nối hơn thông qua các tag RFID.

Sơ đồ hệ thống RFID

Những ứng dụng RFID trong thiết bị IoT

Trong IoT, RFID được sử dụng cùng với camera, GPS, cảm biến thông minh để định vị và xác định các đối tượng.

Nhà thông minh

RFID là một cách tiết kiệm để làm cho những vật dụng trong nhà trở nên “thông minh” hơn. Việc gắn chip RFID trên các vật thể thông thường không tiêu tốn thời gian hay tiền bạc. Bạn có áo thông minh không? Với một máy giặt thông minh có thể đọc nhãn RFID, bạn có thể kiểm soát chu trình giặt và sấy khô cho chiếc áo đó.

Một trong những ứng dụng thương mại của RFID là Nest Tag, một chiếc móc khóa giá $25 (580.000VND) có thể kích hoạt hệ thống báo động Nest của Google.

Ứng dụng trong nhà thông minh

Chăm sóc sức khỏe

Bệnh nhân cần được chăm sóc đặc biệt tại bệnh viện hiện sẽ được cấy chip RFID. Dữ liệu sức khỏe của họ được tự động ghi lại và cập nhật trong hệ thống EHR. Tuy nhiên, việc này cũng dấy lên những lo ngại về sự xâm phạm quyền riêng tư của cơ thể.

Giao thông thông minh

Những đoàn xe thông minh ở các thành phố khác nhau trên thế giới sử dụng tag RFID để kiểm soát giao thông. Tag RFID có thể đọc dữ liệu hành khách cũng như giữ các cảnh báo về hệ thống giao thông để cập nhật.

Tag RFID có một số vấn đề trong ứng dụng thực tế. Ví dụ, chúng dễ bị nhiễu và có thể gây ra xung đột giữa các đối tượng. Hơn nữa, mạng RFID hiện dễ bị ảnh hưởng bởi những vấn đề bảo mật IoT. Đã có một số trường hợp tấn công DDoS và nghe lén được ghi nhận.

Phải nói rằng, phạm vi lớn và chi phí thấp của các hệ thống RFID đã khiến chúng trở thành một đề xuất lý tưởng cho cả người tiêu dùng và IIoT.

Thứ Sáu, 22/03/2019 14:54
53 👨 3.387
0 Bình luận
Sắp xếp theo
    ❖ Kiến thức cơ bản