Phát hiện vụ nổ vũ trụ sắp tạo ra một ngôi sao mới sáng rực rỡ trên bầu trời

Bầu trời đêm trong tầm quan sát từ mắt thường của con người sẽ sớm chào đón một ngôi sao hoàn toàn mới, khi một vụ nổ vũ trụ dự kiến ​​​​có thể nhìn thấy được từ Trái đất mà không cần thông qua bất cứ hệ thống kính viễn vọng nào, xảy ra vào mùa hè này.

Đó là kết quả của một hiện tượng gọi là tân tinh, trong đó hệ sao đôi có tên T Corona Borealis (T CrB) sẽ phát nổ mạnh mẽ, khiến nó từ một tia sáng dạng mờ, hiện chỉ có thể nhìn thấy được bằng kính viễn vọng, trở thành một chấm sáng rõ nét có thể quan sát bằng mắt thường trên nền trời đêm.

Sự kiện tân tinh như vậy thường xảy ra trong các hệ nhị phân nơi hai ngôi sao quay quanh nhau. Trong trường hợp của T Corona Borealis, cặp đôi này bao gồm một ngôi sao mờ lớn gọi là sao khổng lồ đỏ và một ngôi sao nhỏ hơn nhưng đặc hơn nhiều gọi là sao lùn trắng. Sao lùn trắng là lõi còn sót lại của vật thể từng là một ngôi sao giống như mặt trời của chúng ta, và mật độ vật chất của ngôi sao biểu thị nó có lực hấp dẫn cực mạnh, đến mức có thể hút hết vật chất từ ​​bạn đồng hành của mình.

Ảnh mô phỏng một ngôi sao khổng lồ đỏ và sao lùn trắng quay quanh nhau trong một sự kiện tân tinh tương tự như T Coronae Borealis.
Ảnh mô phỏng một ngôi sao khổng lồ đỏ và sao lùn trắng quay quanh nhau trong một sự kiện tân tinh tương tự như T Coronae Borealis.

Sao lùn trắng siêu đậm đặc có thể “đánh cắp” vật chất từ ​​ngôi sao đồng hành trong một quá trình được gọi là bồi tụ, khiến một lớp hydro tích tụ trên bề mặt sao lùn trắng”, nhà thiên văn học Mark Hollands từ Đại học Warwick của Vương quốc Anh, giải thích. “Sau khi đã tích tụ đủ vật chất, lớp này sẽ đạt đến nhiệt độ tới hạn, đốt cháy phản ứng tổng hợp hydro. Vụ nổ hạt nhân mạnh mẽ xảy ra đẩy khí ra khỏi bề mặt sao lùn trắng trong một lớp vỏ phát sáng nóng. Những gì chúng ta thấy sau đó là một vật thể trở nên sáng hơn hàng nghìn lần, và đây cũng chính là nguyên nhân tạo ra sự kiện tân tinh mà con người có thể quan sát thấy”.

Thông thường, những vụ nổ tân tinh này chỉ xảy ra một lần và rất khó dự đoán. Tuy nhiên, hệ thống T Corona Borealis khác thường ở chỗ nó “phun trào” liên tục, cứ khoảng 80 năm một lần.

Nếu muốn ngắm nhìn sự kiện này, bạn nên dần làm quen với mảng bầu trời xung quanh chòm sao Corona Borealis bằng biểu đồ sao hoặc ứng dụng điện thoại ngay bây giờ”, tiến sĩ Hollands cho biết. "Tân tinh sẽ có thể được nhìn thấy bằng mắt thường trong vài đêm và đạt độ sáng tương tự như các ngôi sao khác trong chòm sao Corona Borealis, nhưng nếu bạn bỏ lỡ cửa sổ đó, bạn vẫn có thể nhìn thấy nó trong vài tuần bằng một cặp ống nhòm tốt hoặc một hệ thống kính viễn vọng nghiệp dư đơn giản”.

Thứ Bảy, 15/06/2024 17:28
31 👨 68
0 Bình luận
Sắp xếp theo
    ❖ Khoa học Vũ trụ