Video time-lapse về bầu trời trong 12 năm của tàu vũ trụ NASA
Mới đây NASA đã công bố video time-lapse của tàu NEOWISE (WISE), hé lộ những thay đổi trong hơn một thập kỷ của hố đen, sao, và nhiều vật thể khác. Video được thực hiện bằng cách kết hợp các quan sát trong hơn 10 năm.
Tàu vũ trụ WISE được phóng vào ngày 14/12/2009 với nhiệm vụ nghiên cứu vũ trụ bên ngoài hệ Mặt trời. Trong thời gian này, mỗi ngày WISE gởi về 7500 hình ảnh.
Đến tháng 2/2011, con tàu đã được đưa về chế độ tạm nghỉ, kết thúc nhiệm vụ. Đến tháng 8/2013, NASA tái kích hoạt tàu thăm dò WISE với nhiệm vụ tìm kiếm và theo dõi các tiểu hành tinh, sao chổi và những vật thể gần Trái đất (NEOs) khác. Vật thể này là những thiên thạch có quỹ đạo trong vòng 45 triệu km tính từ Trái Đất và xung quanh Mặt Trời.
WISE được trang bị chiếc kính thiên văn 40cm và các camera hồng ngoại để có thể thực hiện nhiệm vụ.
NEOWISE đã liên tục chụp ảnh giống như rà quét bên trong một khối cầu. Sau mỗi 6 tháng, một hình ảnh về toàn bộ bầu trời sẽ hoàn thành. Trong hơn 1 thập kỷ qua, NEOWISE đã tổng hợp 18 hình ảnh bầu trời mang đến những hiểu biết sâu sắc hơn về vũ trụ cho các nhà khoa học.
Những hình ảnh tổng hợp về bầu trời đó, giúp giới khoa học hiểu thêm về cách các đám khí và bụi này phát triển thành sao. Sử dụng dữ liệu của WISE và NEOWISE, các nhà khoa học đã xác định được hàng trăm sao lùn nâu ẩn nấp trong vùng không gian lân cận. Họ trông đợi sẽ có thêm nhiều phát hiện bên ngoài Hệ Mặt trời.
Bạn nên đọc
-
So sánh kích thước Trái Đất với Mặt trời và ngôi sao lớn nhất mà con người biết
-
Chiêm ngưỡng cảnh tượng tuyệt đẹp của thiên hà Sombrero qua con mắt của Kính Viễn vọng không gian James Webb
-
Các nhà thiên văn học phát hiện ra một “sao chổi” kỳ lạ có đuôi dài tới 560.000km
-
Một vụ phóng tên lửa từ không gian sẽ trông như thế này đây
-
La bàn chỉ về hướng nào trong không gian vũ trụ?
-
Tàu vũ trụ NASA thành công làm chệch quỹ đạo tiểu hành tinh trong thử nghiệm 'giải cứu Trái Đất'
-
NASA công bố ảnh vật thể giống của người ngoài hành tinh
-
Chiêm ngưỡng hình ảnh hùng vĩ của thiên hà ‘Chong Chóng phía Nam’
-
Sao neutron: Loại sao siêu đặc nặng 1 tỷ tấn mỗi cm3