Tự chế công tắc đèn siêu bảo mật, chỉ mình bạn bật được

Bạn nghĩ sao nếu đèn của phòng bạn thì chỉ có bạn mới có thể bật/ tắt được?

Ở những bài hướng dẫn trước chúng tôi đã hướng dẫn các bạn chế tạo các thiết bị bật tắt đèn như: bật tắt đèn bằng cách vỗ tay, bật tắt đèn bằng smartphone. Trong bài hướng dẫn hôm nay chúng tôi sẽ hướng dẫn các bạn làm một thiết bị bật tắt đèn cực kỳ thú vị. Với thiết bị này bạn có thể bật tắt đèn bằng ví hay móc chìa khóa. Và đặc biệt là chỉ có bạn mới có thể bật/ tắt được đèn.

Video hoạt động của thiết bị.

Chuẩn bị:

  • Một broad Arduino UNO R3 (giá khoảng 180.000 đồng)
  • Một Module RFID RC522 (giá Khoảng 90.000 đồng)
  • Một Module Relay 5v giá khoảng (25.000 đồng)
  • Dây đực – cái, cái- cái (giá khoảng 14.000 đồng)

Những vật dụng cần chuẩn bị để tự chế thiết bị bật tắt đèn bảo mật

Bước 1: Hàn chân kết nối cho module RC522

Module RFID RC522

Module RFID RC522 khi mua về sẽ chưa được hàn chân kết nối, để sử dụng thì chúng ta phải tiến hành hàn chân kết nối.

Hàn chân kết nối cho module RC522

Bước 2: Kết nối Module RFID RC522 với Arduino

Sơ đồ chân kết nối như sau:

  • Chân RST cắm vào chân số 9 trên Arduino
  • Chân SDA cắm vào chân số 10 trên Arduino
  • Chân MOSI cắm vào chân số 11 trên Arduino
  • Chân MISO cắm vào chân số 12 trên Arduino
  • Chân SCK cắm vào chân số 13 trên Arduino
  • Chân 3.3V cắm vào chân số 3.3v trên Arduino
  • Chân GND cắm vào chân số GND trên Arduino

Trên module RC522 có 8 chân nhưng chúng ta chỉ cần sử dụng 7 chân. Trong đó có 2 chân nguồn và 5 chân tín hiệu.

8 chân trên module RC522
8 chân trên module RC522.

Cắm dây vào 7 chân

Các bạn cắm dây vào 7 chân này.

Kết nối với Arduino theo sơ đồ

Sau đó kết nối với Arduino theo sơ đồ trên.

Bước 3: Kết nối Module Relay với Arduino

Module Relay có tác dụng giúp chúng ta điều khiển được các thiết bị có điện áp lớn như 220V, nếu điều khiển trực tiếp với thiết bị chạy điện 220V, mạch Arduino sẽ bị phá hỏng.

Module Relay

Module Replay sẽ có 6 chân, DC+ DC- là chân 2 cấp nguồn điện áp nhỏ từ Arduino ra, IN là chân tín hiệu vào.

COM và NC NO là các chân để chúng ta sử dụng đóng ngắt các thiết bị điện

COM và NC NO là các chân để chúng ta sử dụng đóng ngắt các thiết bị điện. COM là chân ở giữa. NC là viết tắt của Normal Close nghĩa là thường đóng. NO là Normal Open nghĩa là thường mở.

Nối dây DC+ vào chân 5V, dây DC- vào chân GND, dây IN vào chân số 2

Các bạn nối dây DC+ vào chân 5V, dây DC- vào chân GND, dây IN vào chân số 2.

Cổng bên kia của Relay các bạn nối 1 dây của nguồn điện vào cổng COM

Cổng bên kia của Relay các bạn nối 1 dây của nguồn điện vào cổng COM. Dây nguồn điện còn lại nối vào bóng đèn. Đầu kia của bóng đèn nối với chân N0.

Dây nguồn điện còn lại nối vào bóng đèn

Vậy là chúng ta đã kết nối xong. Giờ chúng ta sẽ tiến hành nạp code.

Bước 4: Nạp code để lấy ID của thẻ

Do Arduino không có sẵn thư viện MFRC522 vậy nên chúng ta cần phải thêm vào Arduino. Các bạn tải thư viện MFRC522 tại đây.

Thêm thư viện cho Arduino

Sau khi tải thư viện về các bạn bấm vào Sketch sau đó chọn Include Library và chọn Add .Zip Library.

Ấn Open là thư viện sẽ được thêm vào Arduino.

Một cửa sổ mới sẽ hiện lên. Các bạn chọn file thư viện vừa tải về sau đó ấn Open là thư viện sẽ được thêm vào Arduino.

Sau khi thêm thư viện xong các bạn copy đoạn code này vào Arduino trên máy tính.

#include < SPI.h >

#include < MFRC522.h >

const int LED1 = 2;

const int LED2 = 2;

#define SS_PIN 10

#define RST_PIN 9

MFRC522 mfrc522(SS_PIN, RST_PIN);

unsigned long uidDec, uidDecTemp;

byte bCounter, readBit;

unsigned long ticketNumber;

void setup() {

pinMode(LED1, OUTPUT);

pinMode(LED2, OUTPUT);

Serial.begin(9600);

SPI.begin();

mfrc522.PCD_Init();

Serial.println("GenK Arduino / Hay quet the de hien thi ID...");

}

void loop() {

if ( ! mfrc522.PICC_IsNewCardPresent()) {

return;

}

if ( ! mfrc522.PICC_ReadCardSerial()) {

return;

}

uidDec = 0;

Serial.println("************************************************");

Serial.println(" ID cua the la: ");

for (byte i = 0; i < mfrc522.uid.size; i ) {

uidDecTemp = mfrc522.uid.uidByte[i];

uidDec = uidDec*256 uidDecTemp;

}

Serial.print(" [");

Serial.print(uidDec);

if(uidDec == 3828924583){

digitalWrite(LED1,!digitalRead(LED1));

delay(1000);

}else{

}

//--------------------------------

if(uidDec == 1506337237){

digitalWrite(LED2,!digitalRead(LED2));

delay(1000);

}else{

}

Serial.println("]");

Serial.println("................................................");

}

Bấm V để dịch code
Bấm V để dịch code.

Bấm vào biểu tượng mũi tên để nạp code
Bấm vào biểu tượng mũi tên để nạp code.

Sau khi nạp code thành công các bạn bấm tổ hợp phím Ctrl Shift M để mở cổng Serial Monitor trên màn hình lên.

ID của thẻ sau khi quét
ID của thẻ sau khi quét.

Các bạn quẹt thẻ qua module RC522 ID của thẻ sẽ hiển thị trên màn hình. Khi mua module RC522 bạn sẽ được tặng kèm 1 thẻ nhựa PET và một tag móc chìa khóa.

Bước 5: Điền ID thẻ của bạn vào CODE

Thay ID thẻ của bạn vào đây
Thay ID thẻ của bạn vào đây.

Sau khi có ID của thẻ rồi các bạn thay ID này vào 2 dòng có mũi tên ở trên và tiến hành nạp lại code vào Arduino.

Quẹt bằng thẻ nhựa PET
Quẹt bằng thẻ nhựa PET.

Vậy là chúng ta đã hoàn thành xong.

Các bạn có thể nhét vào ví
Các bạn có thể nhét vào ví.

Với thẻ PET bạn có thể nhét vào ví như thế này.

Nhét thẻ PET vào ví
Nhét thẻ PET vào ví.

Thẻ vẫn hoạt động được bình thường khi nhét vào ví.

Quẹt bằng thẻ tag
Quẹt bằng thẻ tag.

Với thẻ tag bạn có thể móc vào chìa khóa, rất tiện lợi.

Chúc các bạn thành công!

Thứ Ba, 06/06/2017 08:01
51 👨 2.145
0 Bình luận
Sắp xếp theo
    ❖ Khoa học vui