Mỗi khi đi máy bay, hướng dẫn viên sẽ hướng dẫn cho bạn cách sử dụng mặt nạ dưỡng khí thường được đặt phía trên ghế ngồi của mỗi hành khách sử dụng trong trường hợp máy bay đột ngột thay đổi áp suất.
Một điều thú vị mà không phải ai cũng biết là những mặt nạ dưỡng khí trên máy bay không hề được nối với bất kì nguồn cung cấp oxy hay khí nén nào cả mà được nối với một hợp chất hóa học, mà khi đốt cháy sẽ sinh ra khí oxy.
Hợp chất này thường là một hỗn hợp bao gồm natri clorat (NaCIO3 – một chất trong thuốc diệt cỏ), bari peroxit (BaO2 – bột dùng để làm ra pháo hoa) và kali clorat (KCIO3 – phản ứng rất mạnh với đường).
Chính vì vậy, để cho chiếc mặt nạ dưỡng khí hoạt động, bạn cần phải kéo chiếc mặt nạ thật mạnh để kích hoạt phản ứng hóa học đốt cháy những chất có trong túi đựng gắn với mặt nạ. Phản ứng hóa học sẽ tiếp tục cho tới khi toàn bộ hợp chất bị đốt cháy hết, có thể cung cấp đủ oxy trong vòng 15 phút. Khoảng thời gian này đủ để phi công có thể đưa máy bay tới một khu vực an toàn hơn để hành khách có thể thở một cách bình thường.
Đây là một phát minh cực kì thông minh, cho phép mặt nạ dưỡng khí có thể hoạt động độc lập ngay cả trong trường hợp những thành phần khác trong máy bay bị hư hỏng hoàn toàn.
Máy bay không dùng khí oxy thông thường bởi có thể gây nguy hiểm hơn vì như vậy khí oxy phải được lưu trữ trong các bình chứa. Các bình này có thể bị cháy nổ khi máy bay có vấn đề gây nguy hiểm cho hành khách, phi hành đoàn và máy bay.
Việc tạo oxy từ phản ứng hóa học sẽ khiến hành khách hít cả oxy lẫn bụi hóa học. Arch Carson, chuyên gia sức khỏe nghề nghiệp tại Trung tâm Khoa học Y tế của đại học Texas, Mỹ nếu hành khách hít 1 lượng nhỏ bụi hóa học sẽ không ảnh hưởng tới sức khỏe.
Vì thế khi bạn đeo mặt nạ dưỡng khí khi đi máy bay vào trong trường hợp khẩn cấp, bạn sẽ cảm nhận được hơi nóng phát ra và thậm chí có thể ngửi thấy mùi cháy. Đừng lo lắng vì điều này là hoàn toàn bình thường.