Máy bay được rửa sạch như thế nào?
Tất cả máy bay thương mại, bất kể kích thước, đều cần được rửa sạch thường xuyên 2-5 lần một năm. Máy bay chiến đấu cũng cần phải được rửa sạch nhưng chúng với tần suất cao hơn, ít nhất một lần mỗi tháng. Như vậy, máy bay được rửa như thế nào? Tại sao phải rửa sạch máy bay?
Tại sao phải rửa sạch máy bay?
Có 3 lý do chính khiến máy bay cần phải được rửa sạch. Đầu tiên là vấn đề lợi nhuận. Một chiếc máy bay bẩn, không được rửa sạch trong nhiều tháng sẽ khiến khách hàng nghi ngờ về độ an toàn và chất lượng dịch vụ, khiến doanh số bán vé của công ty hàng không bị tụt giảm. Vì vậy đối với công ty hàng không, để thu lợi nhuận cao việc giữ máy bay sạch sẽ và gọn gàng rất cần thiết.
Lý do thứ hai là tiết kiệm nhiên liệu. Những lớp bụi bẩn trên thân máy bay có thể tạo ra lực cản làm giảm tốc độ của máy bay khiến tiêu thụ nhiều nhiên liệu hơn.
Lý do cuối cùng là việc loại bỏ bụi bặm bao phủ máy bay giúp phát hiện hư hỏng hoặc vết nứt trên thân máy bay để kịp thời sửa chữa, bảo dưỡng. Ngay cả một vết nứt nhỏ đối với máy bay chứa đầy hành khách cũng có thể gây nguy hiểm tức thì.
Rửa máy bay như thế nào?
Có 2 cách rửa máy bay: truyền thống và hiện đại.
Cách truyền thống, người ta dùng băng dính bịt kín cửa sổ và cửa máy bay để nước và hóa chất không ngấm vào bên trong. Tiếp theo, hóa chất vệ sinh phủ kín máy bay và cọ rửa bằng nước xà phòng. Tuy nhiên cách truyền thống cần tới 10 công nhân làm việc trong suốt 8 tiếng đồng hồ và rất tốn nước, trung bình khoảng 1.893 -11356 lít nước.
Vì vậy, các hãng hàng không lựa chọn rửa khô bằng nhiều loại hóa chất khác nhau. Sau đó, máy bay được rửa lại bằng nước và gỡ băng dính. Với cách này, công nhân phải mặc đồ bảo hộ trong suốt quá trình làm việc.
Phương pháp hiện đại sử dụng robot để rửa sạch máy bay. Nordic Dino, một robot điều khiển từ xa có 3 cánh tay robot có thể vươn dài có thể rửa sạch toàn bộ máy bay. Chúng có thể rửa sạch máy bay cao tới 40m, những ngóc ngách khó vệ sinh nhất trên thân cũng được làm sạch. Với sự hỗ trợ của robot chỉ cần 1 người vận hành giám sát quá trình và trông chừng trong toàn bộ quá trình.
Bạn nên đọc
-
Ý nghĩa các biểu tượng của số phận
-
Hằng số Pi (π): Lịch sử phát hiện và ứng dụng trong toán học của số pi huyền bí
-
11 phát minh, sáng chế nổi tiếng của người Việt khiến thế giới khâm phục
-
19 bức ảnh giải mã những điều bí ẩn trên thế giới
-
Bạn có biết: 1 cây vàng (lượng vàng) nặng bao nhiêu kg? Ounce vàng là gì?
-
Lịch sử hình thành Trái Đất và 25 dấu mốc quan trọng
-
Khám phá cơ sở chuyên phá hủy máy bay của NASA
-
Sợi cáp đặc biệt, chỉ vài quốc gia trên thế giới sản xuất được