Tại sao trên Trái đất không có ngọn núi nào cao quá 10.000m?

Đỉnh núi cao nhất thế giới (trên cạn) là Everest - thuộc dãy Himalaya, cao 8.849 mét, theo dữ liệu từ Bộ bách khoa toàn thư tiếng Anh Britannica.

Đỉnh núi Everest được phát hiện vào năm 1852, và cho tới nay, đã qua 172 năm nhưng chưa có đỉnh núi nào xô đổ kỷ lục của Everest. Điều này có nghĩa là, trên Trái đất không có ngọn núi trên cạn nào cao quá 10.000 mét.

Everest là đỉnh núi cao nhất thế giới.
Everest là đỉnh núi cao nhất thế giới.

Vì sao chiều cao của các ngọn núi lại bị hạn chế như thế?

Theo các nhà khoa học, có 3 yếu tố kìm hãm sự phát triển của các ngọn núi trên cạn, bao gồm:

Điều kiện địa chất

Theo nghiên cứu của các nhà khoa học, nhiều ngọn núi hình thành do kiến tạo mảng, sự chuyển động của lớp bề mặt Trái đất.

Dãy núi Himalaya ở châu Á, bao gồm cả đỉnh Everest được hình thành là do các phần/mảng lớn của lớp vỏ trái đất va chạm vào nhau, lực tác động buộc vật liệu từ các cạnh tiếp xúc của chúng di chuyển lên trên.

Lớp vỏ Trái đất biến dạng dẻo ở một mức độ nhất định. Khi áp suất vượt quá giới hạn chịu đựng của lớp vỏ trái đất sẽ gây ra các vết nứt hoặc động đất phần nào khiến ngọn núi sụp đổ hoặc hư hại một phần. Có thể hiểu đơn giản, lớp vỏ Trái đất không thể chịu được sự tích tụ của đá ở một độ cao nhất định nên khi các ngọn núi vượt quá giới hạn sẽ bị sụp đổ một phần.

Trọng Lực

Núi là những thứ rất nặng, và cũng phải chiến đấu chống lại trọng lực luôn cố gắng kéo chúng xuống.

Khi độ cao của ngọn núi tăng lên, chúng cũng sẽ chịu lực hấp dẫn ngày càng tăng của Trái đất. Và khi lực hấp dẫn của vật liệu vượt quá lực dính của vật liệu, ngọn núi sẽ sụp đổ hoặc bị hư hại về hình thái.

Sông ngòi

Nước và dòng chảy của các con sông làm xói mòn vật chất, tạo ra những kẻ hở sâu gần chân núi. Theo thời gian, quá trình xói mòn diễn ra không ngừng có thể gây ra các vụ sạt lở, từ đó làm giảm sự phát triển về chiều cao của các ngọn núi.

Thứ Sáu, 09/02/2024 08:04
31 👨 346
0 Bình luận
Sắp xếp theo
    ❖ Khám phá khoa học