Dưới đây là những sự thật bất ngờ về nước đóng chai mà chúng ta vẫn sử dụng hàng ngày. Chắc chắn bạn sẽ ngạc nhiên bởi chúng chưa từng được nhà sản xuất nhắc tới trên bao bì hoặc quảng cáo.
Mục lục bài viết
- Nước trong chai đến từ đâu?
- Cần nhiều nước để tạo ra một chai nhựa đựng nước hơn dung tích chúng có thể chứa
- Hầu hết các chai nhựa không được làm từ nhựa tái chế
- Lãng phí nước trong quá trình sản xuất
- Không nên tái sử dụng chai nhựa
- Vi khuẩn và cách uống nước đúng cách
- Phải mất 450 năm để các chai nhựa phân hủy
- Thị trường tiêu thụ khổng lồ
Nước trong chai đến từ đâu?
Theo Brightside, không ít lần nước đóng chai mà bạn mua thực sự chỉ là nước máy giống như nước ở vòi nhà bạn nhưng có thể được xử lý thêm hoặc kiểm tra về độ an toàn.
Trên thực tế, một số chai nước cũng ghi chú trên thân về việc nước được lấy từ vòi hay các kênh cấp nước thông thường bởi các hãng phải giải thích về nguồn gốc của nguồn nước. Nhưng dòng chữ này rất nhỏ, rất khó để người dùng chú ý tới.
Cần nhiều nước để tạo ra một chai nhựa đựng nước hơn dung tích chúng có thể chứa
Theo báo cáo từ EPA (Cục Bảo vệ Môi sinh Hoa Kỳ), để sản xuất một chai nhựa có để đựng 1 lít cần tới khoảng 1,39 lít nước. Với chai đựng nước ngọt lượng nước cần để sản xuất sẽ ít hơn nhưng vẫn là rất nhiều trên quy mô lớn.
Hầu hết các chai nhựa không được làm từ nhựa tái chế
Mặc dù trên thân chai, nhiều nhà sản xuất ghi rằng nó có thể tái chế nhưng hầu hết họ không sử dụng nhựa tái chế để làm chai mới. Hầu hết các bao bì của các thương hiệu nước giải khát trên thế giới đều sử dụng nhựa nguyên chất, chỉ có 6,6% được làm từ vật liệu tái chế.
Lãng phí nước trong quá trình sản xuất
Trong quá trình đóng chai tự động, rất nhiều nước bị lãng phí. Số lượng lãng phí gấp khoảng 9 lần những gì được bỏ vào trong chai.
Ngoài ra lượng CO2 tạo ra khi chế tạo chai nước bằng nhựa không hề nhỏ, góp phần không nhỏ vào sự thay đổi khí hậu.
Không nên tái sử dụng chai nhựa
Theo Brightside, một số loại chai nhựa đựng nước có thể tiết ra hóa chất nguy hiểm vì vậy người dùng hãy chú ý đến các dấu hiệu đặc biệt ở phía dưới đáy chai để biết loại nhựa nào đã được sử dụng.
- Chai nhựa có nhãn 1 (PET hoặc PETE): Chỉ an toàn cho một lần sử dụng.
- Chai nhựa có nhãn ghi số 3 hoặc 7 (PVC và PC): Nên tránh sử dụng vì chúng cũng tiết ra các hóa chất độc hại, có thể xâm nhập vào thực phẩm và đồ uống.
- Chai nhựa có nhãn số 2, 4, 5 và PP: Tương đối an toàn nếu chỉ lưu trữ nước lạnh và thường xuyên khử trùng. Chai này phù hợp cho nhiều mục đích sử dụng.
Vi khuẩn và cách uống nước đúng cách
Theo các nhà khoa học, có rất nhiều vi khuẩn sống trên cổ chai, nắp chai nhựa đã qua sử dụng. Nguyên nhân là do chúng ta thường mở nắp chai bằng tay bẩn, không rửa đủ sạch và giữ nước ấm trong đó, các điều kiện hoàn hảo cho vi khuẩn, vi sinh vật sinh sôi.
Vì vậy để đảm bảo an toàn vệ sinh, hãy rửa chai thường xuyên bằng nước xà phòng ấm, giấm, nước súc miệng kháng khuẩn.
Phải mất 450 năm để các chai nhựa phân hủy
Để phân hủy sinh học hoàn toàn, hầu hết nhựa cần tới 70 đến 450 năm. Nhưng các chai nước làm bằng polyetylen terephthalate (ký hiệu PET) gần như không phân hủy sinh học và có thể gây hại cho đời sống của các sinh vật biển.
Theo ước tính của tổ chức Greenpeace, đại dương là điểm đến của 12,7 triệu tấn nhựa mỗi năm. Khoảng một nửa số rùa biển trong đại dương bây giờ đã ăn nhựa. Thậm chí, vi nhựa, hay những mảnh nhựa siêu nhỏ cũng đi vào chuỗi thức ăn của con người.
Thị trường tiêu thụ khổng lồ
Theo Guardian, khoảng 20.000 chai nước được mua trên khắp thế giới mỗi giây, khoảng 1 triệu chai mỗi phút.