Siêu tên lửa SLS mạnh nhất thế giới của NASA hoạt động như thế nào?

Hệ thống phóng vũ trụ (SLS) là tên lửa đẩy lớn và mạnh nhất NASA từng chế tạo sẽ được sử dụng để thực hiện nhiệm vụ đầu tiên đưa con người đặt chân lên Mặt Trăng từ sau tàu Apollo 17 năm 1972.

Phiên bản đầu tiên của SLS cao 23 tầng khi đặt trên bệ phóng. SLS có 4 động cơ 4 động cơ RS-25 tương tự như trên tàu con thoi, hai động cơ đẩy nhiên liệu rắn (SRB) cao 54m và tầng lõi khổng lồ chứa bình nhiên liệu đẩy. Chúng cung cấp phần lớn lực đẩy giúp SLS rời khỏi mặt đất trong hai phút đầu chuyến bay.

SLS gồm tầng lõi cao 61 mét (có thùng nhiên liệu và 4 động cơ RS-25) + 2 tên lửa đẩy rắn. Ảnh: NASA
SLS gồm tầng lõi cao 61 mét (có thùng nhiên liệu và 4 động cơ RS-25) + 2 tên lửa đẩy rắn. Ảnh: NASA

Tầng lõi chứa 2 bình nhiên liệu lớn, trong đó một bình đựng hydro lỏng, bình còn lại chứa oxy lỏng để đốt cháy hydro. Khi hai nhiên liệu lỏng này đổ vào buồng động cơ và tia lửa điện sẽ đốt cháy chúng. Phản ứng hóa học xảy ra, sản sinh năng lượng cực mạnh và hơi nước. Từ ống xả, hơi nước thoát ra ở tốc độ cao, tạo ra lực đẩy đủ mạnh để đưa phương tiện bay vào không gian.

Nhờ sức mạnh của hai động cơ đẩy nhiên liệu rắn, tên lửa thoát khỏi lực hấp dẫn của Trái đất. Bộ đôi động cơ đẩy này cao hơn 17 tầng nhà và mỗi giây tiêu thụ tới 6 tấn nhiên liệu rắn. Chúng cung cấp 75% tổng lực đẩy trong suốt 2 phút đầu chuyến bay.

Tàu chở phi hành đoàn sẽ tách khỏi SLS sau khi lên tới quỹ đạo Trái đất. Sau đó, con tàu sẽ sử dụng động cơ riêng để bay tới Mặt trăng.

NASA dự kiến mang nữ phi hành gia đầu tiên và phi hành gia da màu đầu tiên đáp xuống cực Nam của Mặt Trăng vào năm 2025.

Thứ Năm, 21/07/2022 07:57
31 👨 874
2 Bình luận
Sắp xếp theo
  • Ngoc Nga
    Ngoc Nga

    Các nhà khoa học quá giỏi luôn.

    Thích Phản hồi 20/07/22
    • Vũ Hùng
      Vũ Hùng

      Hy vọng con người 1 lần nữa đặt chân lên Mặt trăng

      Thích Phản hồi 20/07/22
      ❖ Khám phá khoa học