Phát hiện pháo sáng xuất hiện sau vụ lở đất trên sao chổi 67P

Một hình ảnh mới mô tả lại khoảnh khắc vi diệu hiện tượng thiên văn kết hợp vừa xuất hiện trên sao chổi 67P khiến giới thiên văn học cực kỳ sửng sốt.

Theo đó, bức ảnh mới nhất này được phát hành công khai bởi Cơ quan Vũ trụ Châu Âu (ESA) vào ngày 25/8/2016 do tàu thăm dò Rosetta trực tiếp chụp lại trên sao chổi 67P.

Lần phát hiện mới cho thấy trên sao chổi 67P, cụ thể là ngay tại khu vực địa chất có tên là vùng Atum, nằm trên một thùy địa chất sao chổi, bất ngờ xuất hiện một hiện tượng lở đất tương tự như các hiện tượng lở đất trên Trái Đất.

Ảnh công khai hiện tượng pháo sáng xuất hiện sau vụ lở đất trên sao chổi 67P
Ảnh công khai hiện tượng pháo sáng xuất hiện sau vụ lở đất trên sao chổi 67P. Ảnh: Rosetta NavCam/ESA

Tuy nhiên, chuyện không chỉ dừng tại đó khi mà hàng loạt quả pháo phát sáng kỳ lạ bất ngờ xuất hiện sau vụ lở đất khiến các nhà khoa học trên tàu thăm dò Rosetta lấy làm ngạc nhiên.

Các chuyên gia nhận định, "các quả pháo sáng này là kết quả của việc vụ lở đất xảy ra, tạo ra các nguồn năng lượng từ trường nhỏ va chạm với ánh sáng phản xạ từ các hạt bụi đất", Eberhard Gruen thuộc Viện Vật lý hạt nhân ở Heidelberg, Đức cho biết trong một tuyên bố.

Được biết, theo Wikipedia sao chổi 67 P có tên đầy đủ 67P/Churyumov–Gerasimenko thường gọi tắt là Chury, 67P/C–G, Comet 67P hoặc 67P, là một sao chổi có quỹ đạo kéo dài 6,45 năm, thời gian quay khoảng 12,4 giờ và đi với tốc độ 135.000 km/h (84.000 dặm/h). Sao chổi sẽ đến điểm cận nhật (khoảng cách tiếp cận với mặt trời gần nhất) vào ngày 13 Tháng 8 năm 2015. Giống như tất cả các sao chổi, sao được đặt tên sau khi nhà thiên văn học Liên Xô Klim Ivanovych Churyumov và Svetlana Ivanovna Gerasimenko phát hiện ra vào năm 1969.

Thứ Sáu, 26/08/2016 17:15
51 👨 390
0 Bình luận
Sắp xếp theo
    ❖ Khoa học Vũ trụ