Hàng loạt dấu hiệu lạ tựa như vết rạn nứt vừa được tìm thấy trên bề mặt địa chất sao chổi 67P khiến giới khoa học cực kỳ sửng sốt.
Theo đó, Stubbe Hviid, một nhà khoa học hành tinh tại Trung tâm Aerospace của Đức vừa công bố với Hội thiên văn học Mỹ thuộc Khoa học hành tinh về việc xuất hiện vết nứt lạ trên bề mặt sao chổi 67P.
Vết nứt lớn nhất được tìm thấy vào năm 2014 và lần phát hiện mới cho thấy lại có thêm một vết nứt xuất hiện ngay tại phần đá trụ nối 2 thùy sao chổi.
Nguồn ảnh: Internet.
Stubbe Hviid nhận định, nguyên nhân của vết nứt này có thể đến từ việc tác động của lực quá mạnh giữa 2 khối thùy địa chất sao chổi 67P tác động vào. Cụ thể, cấu trúc của sao chổi 67P gồm 2 phần thùy đá khổng lồ nối với nhau ở một phần sườn trụ kết nối hai thùy.
Nguồn ảnh: Internet.
Khi sao chổi 67P di chuyển, lộn vòng trong không gian, lực nén nặng của hai thùy đá này sẽ tác động cực mạnh vào phần sườn trụ nối này khiến ngay tại bề mặt địa chất khu vực này xuất hiện nhiều vết nứt. Vì bản thân sao chổi này không có nhiều bụi mịn, hay chất kết dính hay băng tan có thể phục hồi lại các vết nứt địa chất như một số hành tinh khác vậy nên cứ đà này, sao chổi 67P có thể vỡ đôi trong khoảng vài trăm năm tới đây.
Huỳnh Dũng (Theo Sciencenews)