Nước sẽ trở thành thành "độc dược" nếu uống vào 5 thời điểm sau

Hằng ngày cung cấp đủ nước cho cơ thể giúp cho cơ thể chúng ta luôn được khỏe mạnh và duy trì mọi hoạt động cần thiết trong ngày.

Như chúng ta biết, 70% cơ thể con người chúng ta là nước, và nước chính là nguồn chất dinh dưỡng đi phân phối trong khắp cơ thể như: 65-75% trọng lượng cơ, 50% trọng lượng mỡ, 50% trọng lượng xương. Cơ thể chúng ta có thể nhịn ăn được vài tuần, thậm chí vài tháng vẫn có thể tồn tại nếu cung cấp đủ nước cho cơ thể. Như vậy có thể thấy, cơ thể của chúng ta rất cần được cung cấp đủ nước.

Vậy nên, hằng ngày chúng ta thường được khuyến khích nên uống 2 lít nước mỗi ngày (tương đương với 8 cốc nước) để đảm bảo đủ nước cho cơ thể được tồn tại và phát triển khỏe mạnh. Không những thế nước còn hỗ trợ cơ thể đào thải độc tố ra bên ngoài, giúp cơ thể được thanh lọc.

Nhiều người cho rằng, nước có nhiều lợi ích như vậy, vì thế nên uống thật nhiều nước mỗi ngày. Nhưng trên thực tế, không phải cứ uống thật nhiều là đã tốt và có lợi cho sức khỏe, đôi khi nó còn tác dụng ngược lại làm tổn hại cho sức khỏe của chính bạn. Bên cạnh đó, uống nước cũng cần đúng thời gian, đúng cách, nếu không nó sẽ trở thành "độc dược" khiến bạn gặp nhiều rắc rối cho sức khỏe đấy.

Thời điểm uống nước tốt nhất cho cơ thể

Dưới đây là 5 thời điểm mà bạn tuyệt đối không nên uống nước, nếu không muốn nước trở thành "độc dược".

1. Khi cơ thể đã được cung cấp đủ nước

Khi cơ thể đã được cung cấp đủ nước

Tình trạng này có thể rất ít khi xảy ra. Tuy nhiên nếu bạn uống nước quá nhiều sẽ gây nguy hại cho sức khỏe. Bởi lẽ khi cơ thể được cung cấp quá nhiều nước sẽ gây quá tải cho thận, bên cạnh đó nồng độ natri trong máu sẽ bị hạ thấp một cách đột ngột khiến cơ thể lâm vào hiện tượng hạ natri máu.

"Khi lượng nước dư thừa trong cơ thể, có thể gây ra trạng thái buồn nôn, nôn, co giật và thậm chí dẫn đến hôn mê và nếu không được điều trị kịp thời có thể gây tử vong chỉ trong vòng vài giờ. Hạ natri máu khi không gây tử vong cũng có thể gây hại cho gan, thận, tim, hoặc tuyến yên", bác sĩ Taz Bhatia, một chuyên gia về y học kết hợp của Trường Đại học tổng hợp Emory (Mỹ) cho biết.

2. Khi nước tiểu xuất hiện màu vàng nhạt

Khi nước tiểu xuất hiện màu vàng nhạt

Nhiều người vẫn băn khoăn và không biết làm sao để biết mình đang thừa hay thiếu nước cho cơ thể để có thể tăng cường hoặc giảm bớt nước. Vậy với mẹo nhỏ dưới đây sẽ giúp bạn nhận biết được khi nào bạn đang thiếu nước đó.

Khi đi tiểu, bạn đừng xả nước vội, mà hãy quan sát xem màu nước tiểu dưới bồn cầu của bạn đang là màu gì, màu nước tiểu sẽ báo hiệu cho bạn biết bạn đã uống đủ nước chưa.

Nếu nước tiểu của bạn có màu trong suốt như nước thì lúc này báo hiệu cơ thể bạn đã dư thừa nước và nên cắt giảm bớt lượng nước bạn nạp vào trong cơ thể, không nên uống thêm nữa.

Nếu nước tiểu có màu vàng nhạt, vậy thì cơ thể bạn đã được cung cấp đủ nước và bạn không nên uống thêm nước nữa.

Nếu nước tiểu có màu vàng sậm chứng tỏ cơ thể bạn đang thiếu nước trầm trọng, vì vậy bạn nên cung cấp thêm nước cho cơ thể. Tuy nhiên màu vàng sậm này cũng có thể là do bạn đang uống một loại thuốc hoặc một loại thực phẩm nào đó như trà hoặc cà phê vì vậy nước tiểu cũng có màu đậm này.

3. Khi ăn quá nhiều

Khi ăn quá nhiều

Đối với những người muốn giảm cân, trước khi ăn cơm thường được khuyên nên uống một cốc nước để có thể tạo giảm giác no cho cơ thể và giảm bớt lượng calo bạn sẽ tiêu thụ trong bữa ăn, làm bạn sẽ ăn ít đi.

Nhưng cùng vì lí do đó, bạn lại uống quá nhiều nước trước hoặc trong suốt một bữa ăn quá nhiều, điều này khiến bụng bị khó chịu.

"Uống quá nhiều nước sau khi ăn no cũng khiến có bộ phận tiêu hóa cảm thấy khó chịu", bác sĩ Bhatia nói.

4. Sau khi luyện tập thể dục

Sau khi luyện tập thể dục

Sau khi tập thể dục với cường độ cao, cơ thể chúng ta thường bị mất đi một lượng kali và natri đáng kể do lượng mồ hôi tiết ra khi tập luyện. Nếu lượng mồ hồi tiết ra quá nhiều trong quá trình luyện tập thì sau khi luyện tập xong cần cung cấp lại lượng nước đã mất trước đó. Tuy nhiên, nước lọc lại không thể làm tốt được nhiệm vụ đó.

Thay vì uống những loại nước ngọt có ga hay nước tăng lực không tốt cho sức khỏe, thì bạn hãy uống nước dừa tươi. Loại nước này không chỉ giúp cân bằng chất điện giải cho cơ thể mà còn tăng lượng một lượng vitamin và khoáng chất tự nhiên như kali, magie, natri và vitamin C.

5. Khi đó không phải là nước lọc

Khi đó không phải là nước lọc

Hiện nay trên thị trường xuất hiện rất nhiều loại nước ngọt hay nước tăng lực, vốn được quảng cáo đầy hấp dẫn. Vì thế, trẻ em và giới trẻ rất thích các thức uống này.

Tuy nhiên, những loại nước này hoàn toàn không tốt cho sức khỏe chúng sẽ khiến bạn khát nước hơn và lượng đường có trong những loại nước này có thể khiến bạn tăng cân. Vì vậy bạn chỉ nên uống nước lọc bình thường và tránh xa các loại nước nói trên.

Nếu bạn cảm thấy nhàm chán khi phải uống nước lọc không mùi, không vi thì hãy tự pha chế một số loại nước tại nhà, sử dụng các loại quả như chanh, dưa leo, dưa hấu, dâu, thảo mộc... để pha với nước hoặc làm nước ép hay sinh tố sẽ rất hấp dẫn đấy.

Thời điểm nên uống nước

Nếu lười uống nước, bạn chỉ cần nhớ uống vào 4 thời điểm "vàng", cực tốt cho sức khỏe: 1 cốc nước sau khi thức dậy, 1 cốc nước trước khi ăn 1 tiếng, 1 cốc nước trước và sau khi tắm, 1 cốc nước nhỏ trước khi ngủ.

Thứ Sáu, 24/03/2017 16:24
4,54 👨 2.784
0 Bình luận
Sắp xếp theo
    ❖ Sức khỏe gia đình