Nhiệt độ quá cao có thể ảnh hưởng đến tàu vũ trụ thế nào? NASA sắp có câu trả lời

Chúng ta đều biết tầm quan trọng của việc ngăn các thiết bị điện tử bị quá nhiệt trong khi sử dụng, nhưng không gì có thể so sánh với điều kiện làm việc nóng đến mức cực đoan mà Tàu vũ trụ thăm dò Mặt trời Parker của NASA sắp phải chịu đựng khi thực hiện chuyến bay gần nhất từ ​​trước đến nay tới Mặt trời.

Được phóng vào năm 2018, tàu vũ trụ này đã bay qua ngôi sao chủ của chúng ta 21 lần. Với mỗi lần tiếp cận như vậy, tàu vũ trụ Parker lại tiến gần hơn đến trung tâm của hệ mặt trời nhằm mục đích khám phá lý do tại sao bầu khí quyển của Mặt trời dường như có nhiệt độ thậm chí còn cao hơn so với trên bề mặt. Các nhà khoa học cũng hy vọng dữ liệu thu được có thể giúp hiểu rõ hơn về gió mặt trời, luồng các hạt va chạm với từ trường của Trái đất tạo ra cực quang tuyệt đẹp, nhưng đôi khi gây ra sự cố với lưới điện và hệ thống thông tin liên lạc trên Trái đất.

Hiện tại, tàu thăm dò Parker đang trong quá trình tiến tới vị trí đích chỉ cách bề mặt Mặt trời 3,8 triệu dặm (khoảng 6,1 triệu km), đắm mình trong bầu khí quyển bên ngoài của ngôi sao—còn được gọi là vành nhật hoa—theo đúng nghĩa đen.

Nếu bạn nghĩ khoảng cách 6,1 triệu km chưa phải là quá gần, nhưng hãy thử so sánh. Trái đất của chúng ta cách Mặt trời 93 triệu dặm (150 triệu km). Điều này có nghĩa là tàu vũ trụ Parker sắp ở gần Mặt trời hơn chúng ta 24 lần, phải chiến đấu với bức xạ cực độ và nhiệt độ 1.400ºC (2.552ºF). Với biên độ sai số quá hẹp, các nhà khoa học của NASA sẽ phải nín thở chờ đợi để khám phá xem liệu tàu thăm dò có sống sót sau thử thách “địa ngục hỏa” của mặt trời hay không. Kết quả sẽ có sau ngày 27 tháng 12—thời điểm dự kiến ​​các tín hiệu liên lạc sẽ trở lại Trái đất—để xem liệu tàu còn hoạt động không.

Nhiệt độ quá cao có thể ảnh hưởng đến tàu vũ trụ thế nào?

Tàu vũ trụ Parker—được đặt theo tên của Tiến sĩ Eugene N. Parker, nhà khoa học đi tiên phong trong lĩnh vực nghiên cứu về Mặt trời—sẽ di chuyển với tốc độ chóng 430.000 dặm/giờ (692.000 km/giờ). Điều này có nghĩa là tàu sẽ tiến vào và ra khỏi vành nhật hoa của Mặt trời nhanh nhất có thể, hạn chế tiếp xúc với các điều kiện khắc nghiệt trong khi vẫn có đủ thời gian để sử dụng bốn bộ thiết bị của mình để thu thập dữ liệu của ngôi sao.

Nếu thành công, Parker sẽ lập kỷ lục trở thành tàu thăm dò sẽ bay gần Mặt trời hơn bảy lần so với bất kỳ tàu vũ trụ nào trong quá khứ, dự kiến ​​sẽ di chuyển nhanh hơn bất kỳ vật thể nào do con người tạo ra trước đây và đây là nỗ lực đầu tiên của chúng ta để đi vào vành nhật hoa của ngôi sao. Phát biểu với BBC, Trưởng phòng Khoa học của NASA, Tiến sĩ Nicola Fox, cho biết tàu thăm dò là "một tàu vũ trụ nhỏ bé, bền bỉ" được "thiết kế để chịu được tất cả những điều kiện khắc nghiệt, khắc nghiệt này".

Thứ Sáu, 27/12/2024 08:40
31 👨 56
0 Bình luận
Sắp xếp theo
    ❖ Khoa học Vũ trụ