Hầu hết con người sinh ra có 2 quả thận nhưng không phải ai cũng có thể gắn bó với chúng suốt đời. Không ít người chỉ sống với 1 quả thận đến cuối đời bởi nhiều lý do khác nhau như bẩm sinh, vì bệnh tật phải cắt bỏ thận, hiến tặng, thậm chí là đem bán vì nợ nần hoặc cuộc sống quá khó khăn... Vậy, khi chỉ có một quả thận, cơ thể con người liệu có còn có được cuộc sống khỏe mạnh như bình thường không?
- Chỉ cần giơ chân 15 phút mỗi tối có thể giải độc gan, thận, cải thiện tiêu hóa, bạn thử chưa?
- Những thói quen xấu trong cuộc sống khiến thận hư hại nghiêm trọng
- Ngộ độc thịt Botulinum, căn bệnh nguy hiểm mà ai cũng có thể mắc phải nếu không cẩn thận
Thận là một bộ phận quan trọng trong cơ thể. Chúng đảm nhiệm nhiều chức năng khác nhau bao gồm duy trì huyết áp và cân bằng dịch, điều hòa nồng độ điện giải trong cơ thể, loại bỏ chất thải dư thừa được sản xuất bởi các hoạt động trao đổi chất của cơ thể, và giúp chúng ta đi tiểu dễ dàng.
Nhiều người cho rằng, nếu một quả thận bị mất đi, quả thận còn lại sẽ không thể làm tốt nhiệm vụ của mình.
Nhưng thận là một bộ phận kỳ lạ và được “ưu ái”, một quả thận chỉ cần hoạt động với 75% là có thể đảm nhận tất cả công việc của thận cần làm trong cơ thể.
Mỗi quả thận có chứa 1,2 triệu đơn vị thận dạng ống (gọi là nephron). Có khoảng 120 lít chất lỏng và chất hòa tan đi vào trong các đơn vị thận để nó thực hiện nhiệm vụ lọc mỗi ngày.
Khi cơ thể chỉ còn một quả thận, nó có thể tự điều chỉnh hiệu suất hoạt động để đảm bảo hoàn thành nhiệm vụ lọc như khi còn 2 quả. Khi đó, để bù đắp quá trình xử lý chất thải thừa của quả thận đã mất, các đơn vị thận trong quả thận còn lại sẽ tăng kích thước lên, hiện tượng này được gọi là phì đại và không có tác dụng phụ ngay cả trong nhiều năm sau.
Đặc biệt hơn, với những người sinh ra chỉ có 1 quả thận thì nó sẽ tăng kích cỡ lên tương đương với cân nặng của 2 quả thận (khoảng 435 gram).
Ngoài ra, hệ tiết niệu cũng có sẵn cơ chế tự bảo vệ để duy trì sự sống trong tình huống chỉ còn một quả thận.
Khi con người bước vào tuổi 40, các đơn vị thận sẽ bị “thoái hóa” dần và bị mất chức năng với tốc độ 1% mỗi năm. Chúng ta không phải lo lắng về điều này bởi khi đó, các đơn vị thận “còn sống” sẽ phình to ra để bù đắp lại sự thiếu hụt và hoàn thành nhiệm vụ như bình thường.
Theo các bác sĩ, việc hiến thận rất hiếm khi gây ra tác động tiêu cực về mặt dài hạn. Thực tế cho thấy, những người sau khi hiến tặng thận vẫn có chức năng tiết niệu hoạt động tốt sau 30 năm.
Những người sống với 1 quả thận cần làm gì để bảo vệ sức khỏe của mình?
Về mặt lý thuyết, con người vẫn sống khỏe mạnh chỉ với một quả thận bởi nó có thể tự biến đổi để đảm bảo hoạt động hiệu quả trong hệ tiết niệu như lúc có 2 quả thận.
Tuy nhiên, để có một cuộc sống mạnh khỏe, các bác sĩ đưa lời khuyên cho những người chỉ có một quả thận.
Kiểm soát huyết áp:
- Thường xuyên đo và kiểm tra huyết áp.
- Không hút thuốc lá, chế độ ăn giảm muối, giảm cholesterol máu, kiểm soát cân nặng và tình trạng béo phì…
- Khi phát hiện cao huyết áp, cần điều trị sớm để hạn chế sự tổn thương cầu thận.
Ngăn chặn tai nạn thương tích
Do chỉ còn một quả thận nên nó có xu hướng to và nặng lên nên cũng dễ bị tổn thương hơn. Vì vậy, người hiến thận cần chú ý ngăn ngừa các yếu tố chấn thương có thể gây nên tổn thương thận. Không nên chơi các môn thể thao đòi hỏi cường độ vận động mạnh và đối kháng cao như bóng đá, võ thuật...
Khám sức khỏe định kỳ
Những người chỉ có một thận nên kiểm tra sức khỏe định kỳ một cách thường xuyên và lưu ý tới các xét nghiệm đánh giá chức năng thận.