Hạt cổ đại cung cấp những hiểu biết sâu sắc về sự ra đời và phát triển của các thành phố lâu đời nhất thế giới

Bằng cách nghiên cứu các hạt cổ đại, các nhà khoa học đã thu được những hiểu biết sâu sắc về cách các thành phố cổ nhất thế giới ra đời và phát triển cách đây khoảng 8000 năm.

Bằng cách phân tích đồng vị cacbon và nitơ trong các hạt gạo cổ, các nhà khảo cổ học của Đại học Oxford có thể tái tạo lịch sử đa dạng đặc thù của Mesopotamia, một khu vực lịch sử trải dài khắp Iraq, Syria, Thổ Nhĩ Kỳ và Kuwait ngày nay.

Kết quả nghiên cứu của nhóm các nhà khoa học đã được trình bày chi tiết trong tạp chí Nature Plants. Nghiên cứu này cho thấy khi dân số ở các thành phố cổ đại thuộc khu vực này tăng lên, nông dân đẩy mạnh việc canh tác vào các vùng đất rộng lớn hơn thay vì tập trung canh tác dày đặc một chỗ. Họ có khuynh hướng trồng mở rộng, thưa hơn là trồng dày tại một khu vực nhất định.

Hạt cổ đại

Các nhà nghiên cứu cho rằng sự phát triển này đã mang lại lợi ích phì nhiêu cho các khoảng diện tích rộng, đặc biệt là các chủ đất, người có lợi thế chính trị, kinh tế, xã hội đã nhanh chóng làm được điều này, từ đó, nó cũng là gia tăng bất bình đẳng giai cấp sâu sắc đặc biệt là ở các vùng trung tâm, đô thị thành phố.

Ngoài ra, sự phát triển của diện tích trang trại cũng từng mang lại lợi ích lớn cho những người canh tác và bắt đầu dần với việc tiếp cận động vật cày riêng biệt.

Ngoài ra, nhóm còn phát hiện: “Mỗi hạt ngũ cốc được chôn cất trong một khu khảo cổ học thuộc khu vực còn đựng kèm trong đó một bản ghi về các điều kiện môi trường mà hạt đó được trồng", nhà nghiên cứu Amy Bogaard, một giáo sư khảo cổ học tại Oxford, phát biểu trong một thông cáo báo chí.

"Nghiên cứu nhiều mẫu hạt từ một số địa điểm khảo cổ cho phép chúng tôi xây dựng một bức tranh về việc nông nghiệp thay đổi như thế nào trước sự sáp nhập cũng như suy tàn của các thành phố sơ khai, đặc biệt là làm thế nào để con người đối mặt với những nhu cầu cần phải tự sinh sống trong những đô thị đang phát triển thời kỳ đó".

Không những thế, các nhà nghiên cứu nhận thấy rằng khi quy mô hoạt động nông nghiệp ở Lưỡng Hà tăng lên, nguồn lực lao động đã bị phân hóa dài lâu và đồ màu của đất đai cũng bị ảnh hưởng. Diện tích đất canh tác giảm trong đó độ màu mỡ của đất, nhiều dưỡng chất không hề được bổ sung kịp thời.

Bogaard nói: "Đó là một giải pháp cho phép các đô thị lớn phát triển trong quá khứ, nhưng lại nguy hiểm khi điều kiện môi trường liên tục thay đổi và người xưa khó ứng biến kịp tại một số khu vực. Xem xét cách mà những người nông dân thời tiền sử đương đầu với những điều kiện thay đổi, có thể đưa ra một số lời khuyên hữu ích cho các chính phủ ngày nay phải đang phải đối mặt với những áp lực tương tự như gia tăng dân số cùng với thay đổi môi trường, biến đổi khí hậu".

Thứ Hai, 12/06/2017 17:01
31 👨 350
0 Bình luận
Sắp xếp theo