WASP-12b là một hành tinh khí khổng lồ, kỳ lạ mới được kính viễn vọng Không gian Hubble của Cơ quan Hàng không Vũ trụ Mỹ (NASA) phát hiện. Nó gần như có màu đen do hấp thụ 94% ánh sáng chiếu xuống bề mặt.
- Phát hiện 2 "siêu Trái Đất" chỉ cách chúng ta 12 năm ánh sáng có thể ẩn chứa sự sống
- Nếu “lạc bước” đến một hành tinh bất kỳ trong hệ Mặt Trời thì cơ hội sống sót của bạn là bao nhiêu?
- Một ngày trên các hành tinh thuộc hệ Mặt Trời kéo dài bao lâu?
WASP-12b thuộc một lớp các hành tinh khí khổng lồ gọi là "sao Mộc nóng", có quỹ đạo gần ngôi sao chủ và bị đốt nóng đến nhiệt độ khắc nghiệt. Nó cách Trái Đất 1.400 năm ánh sáng.
Phía ban ngày của WASP-12b có nhiệt độ lên tới trên 2.500 độ C, hầu hết các phân tử không thể tồn tại lâu dài tại đây. Điều này có nghĩa là nơi đây không thể hình thành những đám mây giúp phản xạ ánh sáng vào không gian. Do đó, ánh sáng xâm nhập xuống sâu bề mặt hành tinh và bị các nguyên tử hydro hấp thụ rồi chuyển hóa thành năng lượng.
Trước đây, các nhà khoa học từng phát hiện nhiều sao Mộc nóng khác có màu đen đáng kể, nhưng hầu hết chúng phản xạ 40% ánh sáng sao nên có nhiệt độ thấp hơn nhiều so với WASP-12b. Họ cho rằng, các đám mây và kim loại kiềm là nguyên nhân dẫn đến sự hấp thụ ánh sáng trên các hành tinh này. Tuy nhiên, trên WASP-12b những thứ này không hoạt động vì nó quá nóng.
WASP-12b là hành tinh bị khóa thủy triều, nó luôn quanh quanh trục của nó như quay quanh thiên thể đồng hành. Do vậy, một nửa hành tinh luôn là ban ngày và nửa còn lại luôn là ban đêm khiến cho nhiệt độ giữa hai bên có sự chênh lệch rất lớn khoảng 1.000 độ C. Nguyên nhân là do WASP-12b bay quá gần ngôi sao chủ nên nó bị lực hấp dẫn của ngôi sao tác động mạnh đến nỗi bị nén ép thành hình dạng quả trứng.