Khoảng thời gian từ ngày 6 đến 13 tháng 10 là một tuần thú vị với cộng đồng những người yêu thích quan sát bầu trời, vì cực quang tuyệt đẹp có thể nhìn thấy ở nhiều địa điểm trên khắp thế giới. Còn được gọi là Cực quang phương Bắc, hiện tượng này xảy ra khi các hạt tích điện từ mặt trời tương tác với bầu khí quyển của Trái đất và thường chỉ được nhìn thấy ở các vùng cực bắc gần Bắc Cực.
Nhưng trong tuần qua, do mức độ hoạt động cao bất thường từ mặt trời dẫn đến những cơn bão mặt trời mạnh ảnh hưởng đến Trái đất, cực quang có thể nhìn thấy xa hơn nhiều về phía nam so với bình thường và nhiều người đã có thể chụp được những hình ảnh tuyệt đẹp.
Cùng chiêm ngưỡng những khoảnh khắc cực quang ấn tượng được chụp và chia sẻ từ nhiều địa điểm khác nhau trên toàn thế giới trong tuần qua.
Cực quang nhìn từ Long Island (New York, Hoa Kỳ).
Và cực quang cũng có thể nhìn thấy ở hầu khắp Vương quốc Anh, với những hình ảnh tuyệt đẹp được chia sẻ bởi Cơ quan Khí tượng Anh và Hội Thiên văn học Hoàng gia:
Và tất nhiên cũng không thể thiếu góc nhìn từ không gian. Phi hành gia NASA Matthew Dominic đã chia sẻ một bức ảnh chụp cực quang nhìn từ Trạm vũ trụ quốc tế.
Còn rất nhiều hình ảnh khác từ những người quan sát bầu trời trên khắp thế giới đã được chia sẻ trên space.com. Cực quang có thể được quan sát tốt bằng máy ảnh điện thoại thông minh đơn giản, nên nhiều người có thể chụp được những bức ảnh ấn tượng mà không cần bất kỳ thiết bị chụp ảnh thiên văn chuyên dụng nào.
Mặt trời trải qua chu kỳ hoạt động kéo dài 11 năm và hiện đang bước vào giai đoạn hoạt động mạnh nhất, được gọi là cực đại mặt trời. Chu kỳ này là do các vết đen mặt trời tồn tại trên bề mặt mặt trời, là những vùng tối hơn và mát hơn được tạo ra bởi từ trường của mặt trời. Khi nhiều vết đen mặt trời này hướng về Trái đất, hoạt động của mặt trời sẽ giảm. Khi ít vết đen mặt trời hơn, như trường hợp hiện tại, hoạt động của mặt trời sẽ tăng lên, dẫn đến khả năng phát ra các vụ nổ như bùng phát mặt trời và Phóng xạ khối vành nhật hoa (CME).
Tuần qua ghi nhân bốn đợt bùng phát năng lượng mạnh mẽ từ mặt trời. Các luồng năng lượng được phát ra có thể gây nhiễu vệ tinh và công nghệ truyền thông khi chúng đến Trái đất, trong một hiện tượng được gọi là thời tiết không gian.
Nhưng bên cạnh việc gây hại cho các công nghệ trong không gian, thì hoạt động năng lượng mặt trời gia tăng cũng làm tăng số lượng cực quang có thể nhìn thấy từ Trái đất.