Video: Cơ chế hoạt động của drone
Drone hay UAV - (Unmanned Aerial Vehicle) là một loại phương tiện bay không người lái đã phát triển qua nhiều năm và ngày càng trở nên hoàn thiện.
Thiết kế của Drone có bốn cánh quạt, thường có hình dạng chữ H hoặc chữ X. Để có thể bay lượn trên không, trọng lượng của drone phải cân bằng chính xác với lực nâng được tạo ra bởi các cánh quạt.
Để drone có thể bay thẳng, tốc độ của cánh quạt phía trước chậm lại trong khi các cánh quạt phía sau tăng tốc. Nguyên tắc bay này của drone cũng giúp tạo ra chuyển động liệng, nghiêng và đảo. Lực nâng không cân bằng giữa các cặp cánh quạt bên trái và bên phải giúp drone trở nên cơ động hơn, linh hoạt hơn.
Drone bốn cánh có độ ổn định nhất với khả năng di chuyển tốc độ cao. Nó cũng có thể thay đổi nhanh chóng, linh hoạt nên được ứng dụng nhiều trong cuộc sống. Khi bất ngờ gặp gió mạnh các thông số tốc độ cánh quạt và hướng chuyển động quay của drone trong tích tắc được gửi về bộ điều khiển bay.
Một người không thể điều khiển bằng tay để giải cứu drone khi nó gặp sự cố va chạm. Nhưng với bộ điều khiển bay được coi như “phi công nhỏ thông minh” đang ngồi bên trong và điều hướng drone, sẽ nhanh chóng giải quyết tình huống này và bất kỳ tình huống khó khăn nào. Nhờ sự trợ giúp của nó, người dùng có thể điều khiển mọi hoạt động của drone như cất cánh, hạ cánh, đảo, liệng.. đơn giản như chơi trò chơi điện tử.
Khi đó, bộ điều khiển cần rất nhiều tín hiệu đầu vào từ các cảm biến khác nhau. Kích thước của hầu hết các cảm biến trong một drone hiện đại chỉ nhỏ như con kiến.
Drone hiện đại chỉ sử dụng kỹ thuật gọi là “hợp nhất cảm biến” để khắc phục nhiễu do rụng động cơ học và từ trường. Nhiều cảm biến cùng làm việc để tạo ra những phép đo chính xác hơn.
Phần hệ thống điều khiển bao gồm logic điều khiển giúp làm giảm lỗi. Thuật toán điều khiển đọc được toàn bộ lịch sử dữ liệu. Qua đó biết được tình trạng của drone. Sử dụng điều hướng GPS giúp drone an toàn trẻo về ngay cả khi gặp gió lớn bất thường.
Bằng cách điều khiển tốc độ của bốn động cơ một chiều không chổi than (BLDC) theo thuật toán thông minh, drone bốn cánh có thể đối mặt với bất kỳ môi trường thách thức nào.
Thiết kế drone sử dụng pin lithium để cung cấp năng lượng cho các BLDC mạch điện tử ăng-ten và cảm biến. Drone nhận tín hiệu điều khiển từ người dùng bằng cách sử dụng công nghệ tần số vô tuyến. Đối với drone thông dụng, phạm vi giao tiếp từ khoảng cách 1-2km.
Nếu vô tình bay ra khỏi phạm vi liên lạc này, drone với thiết kế sử dụng tín hiệu GPS và các tháp tín hiệu Internet có thể quay trở lại. Với sự trợ giúp của GPS, người điều khiển sẽ thiết lập vị trí ban đầu khi khởi động drone cách này giúp drone mất tích có thể an toàn trở về vị trí được thiết lập ban đầu.
Bạn nên đọc
-
Những cách cơ thể giao tiếp với chúng ta nhưng thường bị bỏ qua
-
Vì sao không có 2 bông tuyết giống nhau 100%
-
Tàu điện hoạt động như thế nào?
-
Ai có thể trả lời được câu hỏi này: “Trên cơ thể con người có bao nhiêu cái lỗ?”
-
Tại sao xe bồn chở xăng, dầu treo một sợi dây xích dài ở phía sau?
-
Radar thế hệ mới nhìn xuyên tường
-
Nhà máy điện hạt nhân hoạt động thế nào?
-
Máy bay chiến đấu đốt bao nhiêu tiền mỗi giờ bay?
-
Máy bay vũ trụ siêu thanh đạt tốc độ 11.115 km/h