BMI là gì? Cách tính BMI để xem cơ thể bình thường, béo phì hay suy dinh dưỡng

BMI là chỉ số giúp bạn xác định tình trạng hiện tại của cơ thể có bình thường, có đang bị béo phì hay suy dinh dưỡng không. Dựa vào chỉ số này, chúng ta đưa ra kế hoạch giảm cân hoặc bổ sung dinh dưỡng phù hợp để có cơ thể khỏe mạnh.

BMI là gì?

Chỉ số BMI là chỉ số đo lượng mỡ trong cơ thể được tính dựa trên chiều cao và cân nặng, áp dụng cho nam và nữ trưởng thành (trừ phụ nữ có thai, vận động viên và người già).

Chỉ số BMI được dùng để đánh giá người đó đang béo phì, suy dinh dưỡng hay có cân nặng lý tưởng.

BMI là viết tắt của từ Body Mass Index. Chỉ số BMI còn được gọi là chỉ số thể trọng, chỉ số khối cơ thể.

Chỉ số BMI được đề ra lần đầu tiên bởi một nhà khoa học người Bỉ vào năm 1832.

Công thức chuẩn tính chỉ số BMI

Công thức tính chỉ số BMI chỉ dựa vào chiều cao và cân nặng của một người:

BMI = Cân nặng / [(Chiều cao)2]

  • Cân nặng tính theo đơn vị kg.
  • Chiều cao tính theo đơn vị m.

Chỉ số BMI bao nhiêu là bình thường?

Dựa vào bảng phân loại của Hiệp hội đái đường các nước châu Á (IDI & WPRO) được áp dụng cho người châu Á dưới đây, từ chỉ số BMI chúng ta có thể biết được mức độ gầy béo của một người. Theo đó, chỉ số BMI lý tưởng của người Việt Nam là từ 18,5 đến 22,9.

IDI & WPRO: Bảng phân loại của Hiệp hội đái đường các nước châu Á dành cho người châu Á. WHO: Thang phân loại của Tổ chức y tế thế giới (WHO) dành cho người châu Âu.
IDI & WPRO: Bảng phân loại của Hiệp hội đái đường các nước châu Á dành cho người châu Á. WHO: Thang phân loại của Tổ chức y tế thế giới (WHO) dành cho người châu Âu.

Ngoài ra, chúng ta có thể dựa vào chiều cao để tính nhẩm nhanh cân nặng lý tưởng, cân nặng tối đa cho phép, cân nặng tối thiểu của mình theo công thức sau:

Cân nặng lý tưởng = [Số lẻ của chiều cao (cm) x 9]/ 10

Mức cân tối đa = Bằng số lẻ của chiều cao (cm)

Mức cân tối thiểu = [Số lẻ của chiều cao (cm) x 8] / 10

Ví dụ:

  • Một người có chiều cao 1,7m = 170cm:
  • Cân cân nặng lý tưởng của người đó: (70 x 9) : 10 = 63kg.
  • Cân nặng tối đa của người đó: 70kg.
  • Cân nặng tối thiểu của người đó: (70 x 8) :10 = 56kg.

Chỉ số BMI bao nhiêu là bình thường?

Bảng BMI chuẩn cho trẻ sơ sinh từ 0-12 tháng tuổi

Bé trai

Chiều caoCân nặngTuổi
49,9 cm3,3 kgMới sinh
54,7 cm4,5 kg1 tháng
58,4 cm5,6 kg2 tháng
61,4 cm6,4 kg3 tháng
63,9 cm7 kg4 tháng
65,9 cm7,5 kg5 tháng
67,6 cm7,9 kg6 tháng
69,2 cm8,3 kg7 tháng
70,6 cm8,6 kg8 tháng
72 cm8,9 kg9 tháng
73,3 cm9,2 kg10 tháng
74,5 cm9,4 kg11 tháng
75,7 cm9,6 kg12 tháng

Bé gái

Chiều caoCân nặngTuổi
49,1 cm3,2 kgMới sinh
53,7 cm4,2 kg1 tháng
57,1 cm5,1 kg2 tháng
59,8 cm5,8 kg3 tháng
62,1 cm6,4 kg4 tháng
64 cm6,9 kg5 tháng
65,7 cm7,3 kg6 tháng
67,3 cm7,6 kg7 tháng
68,7 cm7,9 kg8 tháng
70,1 cm8,2 kg9 tháng
71,5 cm8,5 kg10 tháng
72,8 cm8,7 kg11 tháng
74 cm8,9 kg12 tháng

Bảng BMI chuẩn cho trẻ từ 6-10 tuổi

Bé trai

Chiều caoCân nặngTuổi
115,1 cm20,2 kg6
120,8 cm22,4 kg7
126,6 cm25 kg8
132,5 cm28,2 kg9
138,6 cm32 kg10

Bé gái

Chiều caoCân nặngTuổi
116 cm20,5 kg6
121,7 cm22,9 kg7
127,3 cm25,4 kg8
132,6 cm28,1 kg9
137,8 cm31,2 kg10

Bảng BMI chuẩn cho trẻ trên 10 tuổi

Bé trai

Chiều caoCân nặngTuổi
138,6 cm32 kg10
143,5 cm35,6 kg11
149,1 cm39,9 kg12
156,2 cm45,3 kg13
163,5 cm50,8 kg14
170,1 cm56 kg15
173,4 cm60,8 kg16
175,2 cm64,4 kg17
175,7 cm66,9 kg18

Bé gái

Chiều caoCân nặngTuổi
137,8 cm31,2 kg10
144 cm36,9 kg11
149,8 cm41,5 kg12
156,7 cm45,8 kg13
158,7 cm47,6 kg14
159,7 cm52,1 kg15
162,5 cm53,5 kg16
162,5 cm54,4 kg17
163 cm56,7 kg18

Chỉ số BMI quá cao ảnh hưởng như thế nào đến sức khỏe?

Chỉ số BMI tăng quá cao sẽ khiến cơ thể có nguy cơ mắc nhiều bệnh lý nguy hiểm, ảnh hưởng xấu tới sức khỏe.

Tình trạng thừa cân hoặc béo phì có thể gây ra nhiều vấn đề sức khỏe nghiêm trọng như bệnh tim mạch, bệnh tiểu đường, bệnh về túi mật, chứng ngưng thở, bệnh về khớp, vô sinh, nguy cơ gây ung thư…

Làm thế nào để có chỉ số BMI lý tưởng?

Để có được chỉ số BMI lý tưởng, chúng ta cần phải xây dựng chế độ dinh dưỡng và chế độ tập thể dục khoa học dựa trên chỉ số BMI hiện tại của cơ thể.

Để đạt hiệu quả như mong muốn, bạn có thể nhờ tới sự trợ giúp của bác sĩ có chuyên môn để đưa ra kế hoạch bổ sung dinh dưỡng và chế độ tập luyện phù hợp.

Một trong những điều quan trọng nhất là bạn phải kiên trì theo chế độ và bài tập đã đặt ra.

Xây dựng chế độ ăn uống hợp lý

Cơ thể trong trạng thái thừa cân hoặc béo phì nên bổ sung các thực phẩm giàu chất xơ, có chỉ số calo thấp và không qua chiên rán, đồng thời hạn chế những thực phẩm chứa nhiều đường và chất béo.

Kiểm soát khẩu phần ăn hàng ngày sao cho số lượng Calo tiêu thụ lớn hơn số lượng Calo nạp vào.

Luyện tập thể dục hiệu quả

Luyện tập thể dục hàng ngày, có thể chia nhỏ các bài tập trong ngày, mỗi lần kéo dài 20-30 phút. Duy trì thói quen tập thể dục đều đặn hàng ngày kết hợp với chế độ ăn hợp lý sẽ giúp bạn giảm cân nhanh chóng.

Ngoài giảm cân, tập thể dục hàng ngày còn giúp chúng ta có sức khỏe tốt, giảm căng thẳng, hạn chế một số bệnh như tim mạch, tiểu đường, thoái hóa khớp,...

Ngoài BMI, nên chú ý chỉ số gì để đo lường sức khỏe?

Chỉ số WHtR

Ngoài chỉ số BMI, các chuyên gia sức khỏe còn khuyến cáo mọi người nên quan tâm tới tỷ lệ vòng eo/chiều cao (WHtR-waist to height ratio) để biết cơ thể mình có lý tưởng hay không.

Chỉ số WHtR có thể dự báo tăng nguy cơ mắc bệnh tim mạch, đái tháo đường và các vấn đề khác có liên quan đến chứng béo bụng.

  • Vòng eo của người phụ nữ lý tưởng là không quá 87 cm.
  • Còn vòng bụng lý tưởng của nam giới là không quá 101,6 cm.

Chỉ số WHR

Chỉ số BMI chỉ có thể phân loại mức độ gầy béo, không thể phản ánh được sự phân bố mỡ trong cơ thể để biết chúng ta thuộc các dạng béo phì nào. Để biết được điều đó, ta dựa vào chỉ số eo/mông (Waist Hip Ratio - WHR) theo công thức dưới đây.

WHR = [Vòng eo (cm)] / [ Vòng mông (cm)]

  • Vòng eo: Đo ở ngang rốn.
  • Vòng mông: Đo ngang qua điểm phình to nhất của mông.

Chỉ số eo/mông

Nếu WHR < 1: Vòng eo nhỏ hơn vòng mông. Đây là kiểu béo phì phần thấp thường gặp ở phụ nữ. Mỡ tập trung chủ yếu ở mông và các vùng xung quanh như háng và đùi.

Nếu WHR > 1: Vòng mông nhỏ hơn vòng eo. Đây là kiểu béo phì có mỡ chủ yếu tập trung ở vùng bụng. Người có kiểu béo phì này thường nhiều nguy cơ mắc các bệnh về gan, sỏi mật, cao huyết áp, tiểu đường, viêm tuyến tiền liệt và sinh lý ở nam giới.

Dáng người quả bơ/táo/lê

Quá gầy hoặc quá béo đều có ảnh hưởng không tốt tới sức khỏe của con người. Vì vậy, các bạn hãy thường xuyên theo dõi cân nặng để có biện pháp điều chỉnh kịp thời.

Thứ Sáu, 07/10/2022 13:50
4,79 👨 8.001
0 Bình luận
Sắp xếp theo
    ❖ Sức khỏe gia đình