Chúng ta thường ví von so sánh, sự quên lãng ở một người thường được gọi là “não cá vàng”. Nhiều người chúng ta cho rằng, những người có “não cá vàng” thường có bộ não hoạt động không bình thường hay nhớ nhớ, quên quên như những người già mắc bệnh Alzheimer. Nhưng trên thực tế, điều này hoàn toàn sai, những người “não cá vàng” này lại có một bộ não đang hoạt động rất tốt. Không nhớ các chi tiết nhỏ có thể là dấu hiệu cho thấy não hoạt động tốt hơn trong việc tách những chi tiết vụn vặt ra khỏi các sự kiện chính.
Điều này đã được nghiên cứu từ trường Đại học Toronto ở Canada và công bố trên tạp chí Neuron.
Theo nghiên cứu này, họ phát hiện ra rằng sự phát triển của các nơ-ron mới trong vùng hippocampus - một phần của bộ não liên quan đến trí nhớ - dường như thúc đẩy việc quên đi. Mục đích là để có chỗ cho các thông tin quan trọng hơn và loại bỏ những thứ vô ích hơn.
Năm 2007, các nhà nghiên cứu sử dụng hình ảnh cộng hưởng từ chức năng (fMRI) để theo dõi bộ não của 20 người lớn khỏe mạnh trong khi họ thực hiện một bài kiểm tra trí nhớ đơn giản. Kết quả cho thấy mọi người nhớ tốt hơn đối với các thông tin mâu thuẫn chứ không phải các thông tin lặp lại hay dễ dàng.
Việc quên lãng đôi khi cũng đem lại cho chúng ta khá nhiều điều hữu ích. Đối với một con người, nếu muốn thoát khỏi những thông tin vô dụng trước đây, như một chuyện buồn đã qua. Nếu bộ não của bạn liên tục nhớ đến những chuyện này sẽ làm cho bạn thêm đau khổ, và trên thực tế là không cần thiết. Việc quên các thông tin này cũng giúp bạn phần nào dễ dàng khái quát được các sự kiện trước đó, ví dụ số lượt ghé thăm cửa hàng chứ không phải chi tiết mỗi lần ghé thăm đó
Vì vậy, đừng quá lo lắng khi bạn hay quên một điều gì đó và bị mọi người trêu là "não cá vàng". Thực chất thì bạn có một bộ não hoạt động tốt và sự quên kia chỉ là để dành không gian lưu trữ cho các thông tin quan trọng nhất mà thôi.