Các rạn san hô bị đe doạ bởi axit hóa đại dương, có thể tan rã trước năm 2100

Trong một nghiên cứu mới, các nhà khoa học nhận thấy rằng sự axit hóa đại dương do biến đổi khí hậu mà con người gây ra có thể làm san hô tan rã trước năm 2100.

Mới đây, các nhà khoa học cho biết các trầm tích tạo thành khối đá ngầm sẽ bị đe doạ bởi quá trình axit hóa. San hô đã và đang phải đối mặt với nguy cơ từ nhiệt độ đại dương tăng cao, ô nhiễm và đánh bắt quá mức.

"Các rạn san hô sẽ chuyển sang trạng thái "hòa tan ròng" trước thời điểm cuối thế kỷ này", nhóm các nhà khoa học hàng đầu của Úc đã viết trên tạp chí Science của Hoa Kỳ. "Hòa tan ròng" có nghĩa là các rạn san hô bị mất nhiều hơn so với số san hô phát triển, mức độ tăng trưởng của san hô sẽ xuống cấp trầm trọng.

Các rạn san hô bị đe doạ bởi axit hóa đại dương, có thể tan rã trước năm 2100

Theo các chuyên gia, carbon dioxide, khí nhà kính do con người tạo ra, tạo thành một axit yếu trong nước và hòa tan các trầm tích của rạn san hô, được làm từ những mảnh san hô bị phá vỡ và hủy diệt các sinh vật cacbonat khác tích tụ trong trầm tích suốt hàng ngàn năm.

Các trầm tích san hô dễ bị axit hoá gấp 10 lần so với các loài san hô nhỏ.

"Điều này có thể phản ánh khả năng thay đổi môi trường của san hô và một phần thích ứng với axit hóa đại dương, trong khi giải phóng cát do tan rã trầm tích san hô là một quá trình địa hóa mà san hô không thể thích ứng", ông viết trong một bức thư điện tử.

Một số trầm tích của rạn san hô đã bắt đầu tan rã, chẳng hạn như tại Vịnh Kaneohe ở Hawaii, nơi các chất gây ô nhiễm khác góp phần làm nên tình trạng này. Eyre nói rằng vẫn chưa rõ ràng liệu sự tan rã các trầm tích san hô có thể là mối đe dọa dài hạn đối với toàn bộ hòn đảo, từ Thái Bình Dương tới Caribê hay không. Các nghiên cứu khác nói rằng cắt giảm lượng khí nhà kính có thể hạn chế sự axit hóa đại dương.

Hầu hết các nghiên cứu cho thấy axit hóa sẽ gây ra tình trạng cực kỳ tồi tệ đối với cuộc sống đại dương, cũng như đe dọa các sinh vật như hàu, tôm hùm và cua.

Kasper Hancke, nhà sinh vật học thuộc Viện nghiên cứu nước Na Uy viết: "Việc tăng lượng cacbon đioxit trong đại dương có thể kích thích sự tăng trưởng của tảo bẹ và rong biển gây hại”.

Xem thêm:

Thứ Tư, 28/03/2018 16:33
32 👨 460
0 Bình luận
Sắp xếp theo
    ❖ Đại dương học