Ba loài động vật giáp xác mới được phát hiện bởi các nhà nghiên cứu thuộc Đại học Ryukyus và Đại học Kagoshima, Nhật Bản và Trung tâm Rạn san hô Quốc tế Palau. Không những thế, cả ba loài này đều được tìm thấy rộng rãi trên khắp Ấn Độ Dương, với ít nhất hai loài được tìm thấy ở Biển Đỏ, Maldives, Palau và miền nam Nhật Bản.
Zoantharians, hay Colonial anemones là loài mới khó khám phá hơn nhiều, sống trong các hang động biển, các vết nứt san hô, hoặc ở độ sâu dưới hơn 20 mét.
Loài này cùng hai loài mới khác thuộc chi Antipathozoanthus, trong đó có nhiều loài trong chi này chỉ sống trên các quần thể san hô đen. Tuy nhiên, đáng ngạc nhiên, một trong số những loài mới vừa phát hiện không sống trên san hô đen, mà thay vào đó là trong những vết nứt hẹp trong các rạn san hô.
Nhà nghiên cứu hàng đầu Hiroki Kise cho biết: "Chúng tôi nghĩ rằng loài mới thuộc chi Antipathozoanthus obscurus đã tiến hóa từ vùng san hô đen sang tận dụng không gian có sẵn trong các vết nứt san hô. Đây là một ví dụ khác về mức độ đa dạng của chúng ngay bên dưới đại dương nhưng chúng ta vẫn không biết gì về nó".
Các rạn san hô bị đe doạ bởi nhiệt độ tăng lên do sự nóng lên toàn cầu thường được cho là có thể chứa được rất nhiều loài, bao gồm nhiều loài chưa được phát hiện hoặc chưa biết.
Trong số hai loài mới khác, có 1 loài tên là Antipathozoanthus remengesaui, được đặt tên theo vị tổng thống hiện tại của Palau, Tommy Remengesau.
Tiến sĩ James Reimer nói: "Phần lớn công việc của chúng tôi là tại Palau. Palau được coi là khu vực đi đầu trong bảo tồn biển, và phần lớn là nhờ tầm nhìn lý tưởng, đúng đắn của Tổng thống Remengesau".
Mặc dù khám phá mới đã làm sáng tỏ hơn về sự hiểu biết của chúng ta đối với đa dạng sinh học rạn san hô, nhưng công việc này vẫn còn xa vời. Trên thực tế, các nhà nghiên cứu ước tính rằng chúng vẫn còn có tới 10 loài động vật giáp xác ăn côn trùng khác chưa kịp phát hiện từ vùng biển Palau và Okinawa.
Xem thêm: