Hiện tượng kỳ thú - "nhật thực hình khuyên" rực sáng trên bầu trời ngày hôm nay

13 giờ chiều hôm nay, tức ngày 01/09, Mặt trăng sẽ di chuyển lên phía trước Mặt trời nhưng do Mặt trăng nhỏ hơn không thể che hết Mặt trời, để lại một phần rìa sáng có dạng như một chiếc nhẫn. Hiện tượng này được gọi là nhật thực hình khuyên, có thể quan sát được ở những khu vực quanh vùng biển phía nam Ấn Độ.

1Nhật thực hình khuyên được chụp bằng vệ tinh Hinode vào ngày 04 tháng 1 năm 2011. Nguồn ảnh: NASA / Hinode / XRT

Nhật thực là khi Mặt trăng tạo thành một rìa ánh sáng thay vì chặn hoàn toàn ánh sáng của Mặt trời. Nó được gọi là nhật thực hình khuyên hoặc nhật thực "vòng tròn lửa". Mặc dù hiện tượng nhật thực sẽ xuất hiện vào ngày hôm nay (tức ngày 01 tháng 9), không phải là nhật thực toàn phần nhưng nó vẫn sẽ là một cảnh tượng tuyệt đẹp. Nhật thực hình khuyên tiếp theo sẽ có vào tháng Hai năm 2017 và nhật thực toàn phần vào tháng 8 năm 2017.

Pasachoff cho biết: "Nơi tốt nhất có thể quan sát được toàn bộ nhật thực hình khuyên ngày 01 tháng 9 này là ở phía Nam Châu Phi. Mất khoảng 10 giờ lái xe về phía nam của Dar es Salaam, Tanzania, các quan sát viên sẽ tìm thấy địa điểm tốt nhất để quan sát nhật thực. Người quan sát có thể nhìn thấy Mặt trăng xuyên qua Mặt trời vào ngày 01 tháng 09 lúc 2 giờ sáng EST (13h theo giờ Việt Nam)”.

Nếu không ở Tanzania vào thời gian đó, bạn có thể theo dõi nhật thực từ bản đồ tương tác Google của NASA (interactive Google map) hoặc theo dõi biểu đồ chi tiết và những dự báo trực tiếp trên các trang báo như: Eclipsewise.com.

Jay Pasachoff - một nhà thiên văn học tại trường cao đẳng Williams ở Massachusetts có nói: "Để quan sát được sự kiện vũ trụ này, tôi sẽ phải đến Réunion - đảo phía Đông của Madagascar. Tôi cũng sẽ theo dõi hiện tượng nhật thực hình khuyên diễn ra ở Chile vào tháng 2 năm 2017".

Pasachoff có trả lời trang báo Space.com: "Tôi nghĩ rằng chỉ có các nhà thiên văn nghiệp dư mới đến tận đây để quan sát nhật thực hình khuyên. “Vòng tròn lửa” – nhật thực hình khuyên thật thú vị nhưng nó không gây ấn tượng sâu sắc như nhật thực toàn phần. Nhưng nếu là nhật thực toàn phần, chúng tôi sẽ khuyến khích mọi người cố gắng đi đến đó để quan sát bức ảnh minh họa dải toàn phần (path of totality)".

(Bức ảnh minh họa dải toàn phần là khu vực mà Mặt trăng sẽ nằm hoàn toàn, che kín mặt trời.)

1

Nhật thực hình khuyên là gì?

Nhật thực xảy ra khi Mặt trăng đi qua giữa Trái đấtMặt trời khi quan sát từ Trái đất, lúc đó Mặt trăng che khuất hoàn toàn hay một phần Mặt trời. Trong nhật thực toàn phần, Mặt trăng che khuất hoàn toàn Mặt trời, có thể nhìn trực tiếp bằng mắt thường một cách an toàn. Nhưng nhật thực hình khuyên, Mặt trăng không hoàn toàn che hết Mặt trời, có thể bởi vì Trái đất và Mặt trăng cùng có quỹ đạo hình elip (không phải hình tròn).

Pasachoff nói: "Quỹ đạo của Trái đất chỉ gần giống hình elip, còn quỹ đạo của Mặt trăng mới là hình elip, vì vậy đôi khi Mặt trăng sẽ nằm cách xa hơn một chút. Khi cách xa, nó sẽ nhỏ hơn và khó có thể che được hết toàn bộ đĩa của Mặt trời".

Kết quả là, các cạnh đĩa Mặt trời chỉ nhìn thấy được phía sau bóng của Mặt trăng, trông ánh sáng đó giống hình chiếc nhẫn hay “vòng tròn lửa”.

Sau 18 tháng hoặc lâu hơn, ở nơi nào đó trên Trái đất sẽ xuất hiện nhật thực hình khuyênnhật thực toàn phần. Đôi khi, nhật thực không xảy ra khi Mặt trăng đi qua giữa Trái đất và Mặt trời vì quỹ đạo của Mặt trăng bị nghiêng khoảng 5 độ so với quỹ đạo Trái đất xung quanh Mặt trời. Khi bóng tối của Mặt trăng đi qua Mặt trời, phần trung tâm của nó không nằm thẳng hàng với trung tâm của Mặt trời và nó được biết đến như hiện tượng nhật thực một phần – là khi Mặt trăng ở vị trí quá cao hoặc quá thấp để có thể che được toàn bộ mặt trời.

1Biểu đồ NASA trên cho thấy đường di chuyển của nhật thực hình khuyên đi qua Châu Phi vào ngày 1 tháng 9 năm 2016. Nguồn ảnh: NASA / Fred Espenak

Dụng cụ để quan sát nhật thực?

1Bạn không nên dùng mắt thường để quan sát nhật thực. Nguồn ảnh: Karl Tate, SPACE.com

Nhật thực ngày hôm nay (ngày 1/9) được dự kiến sẽ kéo dài khoảng 10 phút, do đó bạn không cần phải cắm trại trong một khoảng thời gian dài. Cũng giống như các sự kiện skywatching, điều quan trọng là phải cẩn trọng, đặc biệt tránh làm hại đến mắt của bạn.

CẢNH BÁO: Khi nhìn thẳng vào Mặt trời, thậm chí nhìn trong nhật thực hình khuyên có thể làm cho mắt của bạn bị tổn thương hoặc mù vĩnh viễn nếu không đeo kính bảo vệ mắt.

Để quan sát nhật thực hình khuyên một cách an toàn, bạn cần đeo một loại kính đặc biệt để có thể bảo vệ mắt hoặc kính quan sát nhật thực. Những loại kính thông thường, thậm chí là kính chống tia cực tím UV cũng không thể bảo vệ được mắt của bạn. Nếu có dự định tìm hiểu các tài liệu về nhật thực bằng bất kỳ thiết bị hình ảnh nào thì những bộ lọc ánh sáng đặc biệt chắc chắn có thể giúp bạn quan sát được vòng tròn ánh sáng mà không làm ảnh hưởng đến tầm nhìn. Tuy nhiên, Pasachoff khuyên bạn nên tránh làm bẩn, hỏng các dụng cụ nếu không muốn bỏ lỡ những cảnh tượng tuyệt vời này. Cách an toàn nhất để quan sát nhật thực là quan sát gián tiếp, hãy sử dụng máy chụp ảnh pinhole để có thể dễ dàng quan sát ngay tại nhà.

"Dụng cụ chuyên dụng của các nhà thiên văn học nghiệp dư có thể là kính thiên văn nhưng đối với những người lần đầu tiên quan sát nhật thực thì chúng tôi khuyên rằng chỉ nên xem. Nhật thực toàn phần là một sự kiện đặc biệt, bạn chỉ cần thưởng thức cảnh đẹp ấy bằng cách cài đặt chế độ chụp liên tục bằng camera của bạn. Ngoài ra, nếu phải chứng minh bằng tư liệu, hãy chọn ngay một góc chụp rộng và thậm chí nếu cần hãy sử dụng điện thoại của bạn".

1

Khi nào có nhật thực toàn phần?

Nhật thực hình khuyên tiếp theo sẽ diễn ra ngày 26 tháng 2 năm 2017 - điểm dự đoán nhật thực xuất hiện là ngoài khơi bờ biển phía đông của Nam Mỹ. Nhật thực toàn phần được mong đợi sẽ diễn ra 21 tháng 8 năm 2017, được gọi là "Great American Eclipse" vì nơi quan sát tốt nhất nằm bên trong lục địa Mỹ. Đối với sự kiện này, Pasachoff nói: “Bây giờ là thời gian để lên kế hoạch du lịch và đặt phòng nếu bạn muốn quan sát bức ảnh minh họa dải toàn phần của nhật thực”.

Thứ Năm, 01/09/2016 07:48
52 👨 947
0 Bình luận
Sắp xếp theo
    ❖ Khám phá khoa học