Tại sao lại bị say cafe? Cách chữa say cà phê như thế nào hiệu quả nhất?

Cà phê là một thức uống quen thuộc đối với rất nhiều người, tuy nhiên hiện tượng say cafe lại không phải là hiếm gặp. Vậy lý do tại sao lại bị say cafecách chữa say cà phê thế nào cho hiệu quả, hãy cùng tham khảo bài viết này để có được câu trả lời nhé!

Cách chứa say cafe

Say cafe - Nguyên nhân do đâu?

Say cafe là hiện tượng xảy ra khi bạn tiêu thụ lượng cà phê quá mức hoặc chưa bao giờ từng thưởng thức loại thức uống này khiến cơ thể nhạy cảm với những thành phần có trong cafe. Cafein được xem là thành phần chính gây nên tình trạng này. Khi tiêu thụ một lượng lớn cafein có trong cà phê, có thể sẽ gây nên các vấn đề về sức khỏe ví dụ như: Rối loạn nhịp tim (Rung nhĩ, tăng nhịp tim) hay co giật, mất cân bằng nội tiết tố. Bên cạnh đó, cafein còn kích thích làm tăng tiết axit dịch vị, trong trường hợp bụng đói nó sẽ gây tổn thương niêm mạc dạ dày tạo cảm giác say hoặc cồn cào.

Biểu hiện của việc say cafe?

Người bị say cà phê sẽ thường có các biểu hiện như: Tiêu chảy, choáng váng, mất ngủ, khát nước hoặc thậm chí sốt, đau đầu và cáu gắt. Một vài trường hợp nặng sẽ gây nên tình trạng khó thở, nôn ói, xuất hiện ảo giác, lú lẫn, tức ngực, co giật và nhịp tim hoặc nhanh hoặc bất thường.

Một số người đã từng bị say cà phê chia sẻ, say cafe còn có cảm giác mệt mỏi hơn gấp nhiều lần so với say rượu.

Cách chữa say cafe thế nào cho hiệu quả?

Cách giải say cà phê bằng chanh + mật ong

Kết hợp chanh và mật ong là cách mà nhiều người sử dụng để giảm say rượu, trong trường hợp say cafe, bạn cũng có thể thử áp dụng chúng.

Khi mới xuất hiện những dấu hiệu say nhẹ, bạn có thể uống ngay 1 ly nước hỗn hợp chanh và mật ong cùng chút nước ấm. Cơ thể sẽ bài tiết nhanh hơn, giúp các triệu chứng say giảm đáng kể cho bạn tỉnh táo hơn. Nên lưu ý là pha với lượng mật ong vừa phải không quá ngọt và nên uống từ từ để khiến lượng cafein bị bão hòa.

Uống nhiều nước

Hãy uống thật nhiều nước, tích cực đi tiểu để giúp cho lượng cafein trong cơ thể bị hóa lỏng và đào thải ra ngoài.

Bạn nên uống 1 tới 1,2 lít liên tục để vừa có thể làm giảm cảm giác say cà phê vừa giúp cân bằng lại độ ẩm, khoáng chất mất đi trong quá trình tiêu thụ cà phê.

Sử dụng nước cam ép

Khi say cà phê bạn sẽ gặp phải những cảm giác nôn nao, khó chịu, choáng váng. Để cải thiện tình trạng này, các bạn có thể uống ngay một ly nước cam ép giúp cơ thể dễ chịu hơn. Lượng nước cam này sẽ giúp làm loãng nồng độ cafein trong cơ thể đồng thời bổ sung vitamin C giúp cơ thể nhanh khỏe.

Lưu ý cho bạn đó chính là nên sử dụng nước cam ấm để đạt được hiệu quả tốt nhất.

Say cà phê

Xông nước nóng

Các bạn có thể chữa say cà phê bằng cách đun sôi một nồi nước gừng và xả sau đó ngồi xông 15-20 phút. Lượng mồ hôi vã ra sẽ khiến cơ thể bạn nhẹ nhàng hơn, không còn cảm giác khó chịu, nôn nao.

Ăn tinh bột

Dù đang khó chịu nôn nao nhưng bạn nên cố gắng để đưa 1 chút tinh bột vào trong cơ thể. Đây cũng được coi là cách chữa say cafe rất hiệu quả và đơn giản. Năng lượng có trong tinh bột sẽ giúp cho cơ thể giảm đi các triệu chứng nôn nao, đau đầu đồng thời làm bão hòa lượng cafein giúp cơ thể dễ chịu và thoải mái hơn.

Vận động nhiều hơn

Đây là cách đơn giản và hiệu quả giúp làm giảm tình trạng say cafe mà không phải ai cũng biết. Khi có các dấu hiệu say cà phê, bạn nên đi lại nhẹ nhàng, thực hiện một số động tác yoga hay bài tập thể dục đơn giản. Việc làm này sẽ giúp lượng cafein vừa hấp thụ được tiêu hao nhanh chóng, nhờ vậy tình trạng nôn nao, khó chịu cũng được giảm đi nhanh chóng.

Trên đây là những cách chữa say cafe đơn giản, dễ thực hiện nhất. Tuy nhiên nếu tình trạng say nặng hơn hoặc không thuyên giảm sau khi áp dụng các bạn nên tới cơ sở y tế để thăm khám và có những biện pháp xử lý kịp thời.

Cách chữa say cà phê

Một số lưu ý để hạn chế tình trạng say cà phê

Để hạn chế tình trạng say cà phê xả ra các bạn nên lưu ý một số điểm dưới đây:

  • Nên uống cà phê với lượng vừa phải và nên uống sau ăn sáng là tốt nhất.
  • Không sử dụng cà phê chung với các loại thuốc vì có thể dẫn tới ngộ độc, phản ứng thuốc hoặc làm giảm các tác dụng của thuốc. Nên uống cách nhau khoảng 2-3 giờ đồng hồ.
  • Tuyệt đối không uống cafe với rượu vì khi đó, não sẽ hưng phấn quá độ, thần kinh bị ức chế, kích thích sự giãn nở của huyết quản đồng thời làm tăng nhanh sự tuần hoàn máu, dẫn đến tăng gánh nặng cho tim, làm tổn thương sức khoẻ.
  • Với phụ nữ mang thai, cho con bú hoặc người có tiền sử tim mạch, dạ dày... nên hạn chế sử dụng thức uống này.
  • Việc pha cà phê theo cách truyền thống sẽ vô tình khiến nhiều người lấy lượng cafe quá nhiều, quá đặc. Chính vì vậy, nếu thường xuyên sử dụng cafe, các bạn nên tham khảo để sở hữu những chiếc máy pha chế cafe chuyên dụng nhằm có được những ly cafe đúng chuẩn về mùi vị cũng như hàm lượng.

Say cà phê khiến cơ thể mệt mỏi, khó chịu, nhiều trường hợp sẽ gây nên những ảnh hưởng không tốt đối với sức khỏe. Chính vì thế, hãy luôn lưu ý khi thưởng thức loại thức uống đặc biệt này để có được tinh thần minh mẫn, thoải mái nhất.

Thứ Ba, 08/10/2024 12:02
4,316 👨 30.094
0 Bình luận
Sắp xếp theo